Loading...

Tất tần tật về tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin và cách học

Tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin mang đến cho bạn nhiều cơ hội làm việc hấp dẫn. Tuy nhiên làm thế nào để nâng cao vốn tiếng Anh trong chuyên ngành này để đáp ứng được nhu cầu việc làm của thị trường lao động quả là một câu hỏi không dễ trả lời. Hiểu được nỗi băn khoăn đó, trong bài viết dưới đây, TOPICA Native sẽ cung cấp cho bạn tất cả vốn kiến thức liên quan đến chuyên ngành Công nghệ thông tin và cách học tập hiệu quả. Tải thêm trọn bộ tài liệu từ vựng chuyên ngành.

Download Now: Bộ từ vựng 24 chuyên ngành

1. 150 Thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành CNTT thường gặp

  • Operating system (n): hệ điều hành
  • Multi-user (n) Đa người dùng
  • Alphanumeric data: Dữ liệu chữ số, dữ liệu cấu thành các chữ cái và bất kỳ chữ số từ 0 đến 9.
  • PPP: Là chữ viết tắt của “Point-to-Point Protocol”. Đây là một giao thức kết nối Internet tin cậy thông qua Modem
  • Authority work: Công tác biên mục (tạo ra các điểm truy cập) đối với tên, tựa đề hay chủ đề; riêng đối với biên mục tên và nhan đề, quá trình này bao gồm xác định tất cả các tên hay tựa đề và liên kết các tên/tựa đề không được chọn với tên/tựa đề được chọn làm điểm truy dụng. Đôi khi quá trình này cũng bao gồm liên kết tên và tựa đề với nhau.
  • Alphabetical catalog: Mục lục xếp theo trật tự chữ cái
  • Broad classification: Phân loại tổng quát
  • Cluster controller (n) Bộ điều khiển trùm
  • Gateway /ˈɡeɪtweɪ/: Cổng kết nối Internet cho những mạng lớn
  • OSI: Là chữ viết tắt của “Open System Interconnection”, hay còn gọi là mô hình chuẩn OSI
  • Packet: Gói dữ liệu
  • Source Code: Mã nguồn (của của file hay một chương trình nào đó)
150 Thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành CNTT thường gặp

150 Thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành CNTT thường gặp

  • Port /pɔːt/: Cổng
  • Cataloging: Công tác biên mục. Nếu làm trong các tổ chức phi lợi nhuận thì gọi là cataloging, nếu làm vì mục đích thương mại thì gọi là indexing
  • Subject entry – thẻ chủ đề: công cụ truy cập thông qua chủ đề của ấn phẩm .
  • Memory /ˈmeməri/ : bộ nhớ
  • Microprocessor /ˌmaɪkrəʊˈprəʊsesə(r)/: bộ vi xử lý
  • Operationˌ/ɒpəˈreɪʃn/ : thao tác
  • Storage /ˈstɔːrɪdʒ/ : lưu trữ
  • Chief source of information: Nguồn thông tin chính. Dùng tạo ra phần mô tả của một biểu ghi thay thế như trang bìa sách, hình nhan đề phim hoạt hình hay nhãn băng đĩa.
  • Graphics /ˈɡræfɪks/ : đồ họa
  • Hardware /ˈhɑːdweə(r)/: Phần cứng/ software/ˈsɒftweə(r)/: phần mềm
  • Text /tekst/ : Văn bản chỉ bao gồm ký tự
  • Remote Access: Truy cập từ xa qua mạng
  • Union catalog: Mục lục liên hợp. Thư mục thể hiện những tài liệu ở nhiều thư viện hay kho tư
  • Configuration /kənˌfɪɡəˈreɪʃn/: Cấu hình
  • Protocol /ˈprəʊtəkɒl/:  Giao thức
  • Technical /ˈteknɪkl/: Thuộc về kỹ thuật
  • Pinpoint /ˈpɪnpɔɪnt/: Chỉ ra một cách chính xác
  • Ferrite ring (n) Vòng nhiễm từ
  • abbreviation/əˌbriːviˈeɪʃn/: sự tóm tắt, rút gọn
  • Analysis /əˈnæləsɪs/: phân tích
  • Appliance /əˈplaɪəns/: thiết bị, máy móc
  • Application /ˌæplɪˈkeɪʃn/: ứng dụng
  • Arise /əˈraɪz/: xuất hiện, nảy sinh
  • Available /əˈveɪləbl/: dùng được, có hiệu lực
  • Background /ˈbækɡraʊnd/: bối cảnh, bổ trợ
  • Certification /ˌsɜːtɪfɪˈkeɪʃn/: giấy chứng nhận
  • Chief/tʃiːf/ : giám đốc
  • Common /ˈkɒmən/: thông thường,
  • Compatible /kəmˈpætəbl/: tương thích
  • consultant /kənˈsʌltənt/: cố vấn, chuyên viên tham vấn
  • Convenience convenience: thuận tiện
  • Customer /ˈkʌstəmə(r)/: khách hàng
  • database/ˈdeɪtəbeɪs/: cơ sở dữ liệu
  • Deal /diːl/: giao dịch
  • Demand /dɪˈmɑːnd/: yêu cầu
  • Detailed /ˈdiːteɪld/: chi tiết
  • Develop /dɪˈveləp/: phát triển
  • Drawback /ˈdrɔːbæk/: trở ngại, hạn chế
  • Effective /ɪˈfektɪv/: có hiệu lực
  • efficient/ɪˈfɪʃnt/: có hiệu suất cao
  • Employ /ɪmˈplɔɪ/: thuê ai làm gì
  • Enterprise /ˈentəpraɪz/: tập đoàn, công ty
  • Environment /ɪnˈvaɪrənmənt/: môi trường
  • Equipment /ɪˈkwɪpmənt/: thiết bị
  • expertise/ˌekspɜːˈtiːz/: thành thạo, tinh thông
  • eyestrain: mỏi mắt
  • Goal /ɡəʊl/: mục tiêu
  • Gadget /ˈɡædʒɪt/: đồ phụ tùng nhỏ
  • Implement /ˈɪmplɪment/: công cụ, phương tiện
  • Increase /ɪnˈkriːs/: sự tăng thêm, tăng lên
  • Install /ɪnˈstɔːl/: cài đặt
  • Instruction /ɪnˈstrʌkʃn/: chỉ thị, chỉ dẫn
  • Insurance /ɪnˈʃʊərəns/: bảo hiểm
  • Integrate /ˈɪntɪɡreɪt/: hợp nhất, sáp nhập
  • intranet/ˈɪntrənet/: mạng nội bộ
  • Latest /ˈleɪtɪst/: mới nhất
  • leadership/ˈliːdəʃɪp/: lãnh đạo
  • level with someone (verb): thành thật
  • Low /ləʊ/: yếu, chậm
  • Maintain /meɪnˈteɪn/: duy trì
  • Matrix /ˈmeɪtrɪks/: ma trận
  • Monitor /ˈmɒnɪtə(r)/ : giám sát
  • Negotiate /nɪˈɡəʊʃieɪt/: thương lượng
  • Occur /əˈkɜː(r)/: xảy ra, xảy đến
  • Order /ˈɔːdə(r)/: yêu cầu
  • Oversee /ˌəʊvəˈsiː/: quan sát
  • Prevail /prɪˈveɪl/: thịnh hành, phổ biến
  • Process /ˈprəʊses/: quá trình, tiến triển
  • Provide /prəˈvaɪd/: cung cấp
  • Rapid /ˈræpɪd/: nhanh chóng
  • Remote /rɪˈməʊt/: từ xa
  • Replace /rɪˈpleɪs/: thay thế
  • Research /rɪˈsɜːtʃ/: nghiên cứ
  • Resource /rɪˈsɔːs/: nguồn
  • Respond /rɪˈspɒnd/: phản hồi
Thuật ngữ Công nghệ thông tin

Thuật ngữ Công nghệ thông tin

  • Simultaneous /ˌsɪmlˈteɪniəs/: đồng thời
  • Solve /sɒlv/: giải quyết
  • Substantial /səbˈstænʃl/: tính thực tế
  • Sufficient /səˈfɪʃnt/: đủ, có khả năng
  • Suitable /ˈsuːtəbl/: phù hợp
  • Multi-task:  Đa nhiệm.
  • Priority /praɪˈɒrəti/:  Sự ưu tiên.
  • Productivity /ˌprɒdʌkˈtɪvəti/: Hiệu suất.
  • Real-time: Thời gian thực.
  • Schedule /ˈskedʒuːl/: Lập lịch, lịch biểu.
  • Similar /ˈsɪmələ(r)/:  Giống.
  • Storage /ˈstɔːrɪdʒ/: Lưu trữ.
  • Technology /tekˈnɒlədʒi/: Công nghệ.
  • Tiny /ˈtaɪni/: Nhỏ bé.
  • Digital /ˈdɪdʒɪtl/: Số, thuộc về số.
  • Chain /tʃeɪn/:  Chuỗi.
  • Clarify /ˈklærəfaɪ/: Làm cho trong sáng dễ hiểu.
  • Individual ˌɪndɪˈvɪdʒuəl/: Cá nhân, cá thể.
  • Inertia /ɪˈnɜːʃə/: Quán tính.
  • Irregularity/ɪˌreɡjəˈlærəti/: Sự bất thường, không theo quy tắc.
  • Quality /ˈkwɒləti/: Chất lượng.
  • Quantity/ˈkwɒntəti/: Số lượng.
  • Ribbon /ˈrɪbən/: Dải băng.
  • Abacus/ˈæbəkəs/: Bàn tính.
  • Allocate/ˈæləkeɪt/: Phân phối.
  • Analog /ˈænəlɒɡ/: Tương tự.
  • Command/kəˈmɑːnd/: Ra lệnh, lệnh (trong máy tính).
  • Dependable/dɪˈpendəbl/: Có thể tin cậy được.
  • Devise /dɪˈvaɪz/: Phát minh.
  • Accumulator /əˈkjuːmjəleɪtə(r)/: Tổng
  • Addition /əˈdɪʃn/: Phép  cộng
  • Address /əˈdres/: Địa chỉ
  • Appropriate /əˈprəʊpriət/: Thích  hợp
  • Arithmetic /əˈrɪθmətɪk/: Số học
  • Capability /ˌkeɪpəˈbɪləti/: Khả năng
  • Circuit /ˈsɜːkɪt/: Mạch
  • Complex /ˈkɒmpleks/: Phức tạp
  • Component/kəmˈpəʊnənt/: Thành  phần
  • Computer /kəmˈpjuːtə(r)/: Máy  tính
  • Computerize /kəmˈpjuːtəraɪz/: Tin  học hóa
  • Convert  /kənˈvɜːt/: Chuyển đổi
  • Data /ˈdeɪtə/: Dữ liệu
  • Decision /dɪˈsɪʒn/: Quyết định
  • Demagnetize (v): Khử từ hóa
  • Device /dɪˈvaɪs/: Thiết bị
  • Disk /dɪsk/: Đĩa
  • Division /dɪˈvɪʒn/: Phép  chia
  • Minicomputer  (n) Máy tính mini
  • Multiplication /ˌmʌltɪplɪˈkeɪʃn/: Phép  nhân
  • Numeric /njuːˈmerɪkl/: Số học, thuộc về số học
  • Operation  (n): Thao  tác,
  • Output /ˈaʊtpʊt/: Ra, đưa ra
  • Perform /pəˈfɔːm/ : Tiến hành, thi hành
  • Process /ˈprəʊses/: Xử lý
  • Pulse /pʌls/:  Xung
  • Signal  (n): Tín  hiệu
  • Solution  /səˈluːʃn/: Giải pháp, lời giải
  • Store /stɔː(r)/: Lưu trữ
  • Subtraction  /səbˈtrækʃn/: Phép  trừ
  • Switch  /swɪtʃ/: Chuyển
  • Tape   /teɪp/: Ghi  băng, băng
  • Terminal  /ˈtɜːmɪnl/: Máy  trạm
  •  Transmit /trænsˈmɪt/: Truyền
  • Binary /ˈbaɪnəri/  –  Nhị phân, thuộc về nhị phân.

2. Lợi ích của việc học tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin hiện nay đã và đang là một trong những ngành hot được nhiều bạn trẻ quan tâm. Trong thời đại 4.0, công nghệ thông tin nổi lên là ngành nghề chiếm ưu thế  bởi không có một công tin nào có thể phát triển khi nằm ngoài dòng chảy của công nghệ. Điều đó đồng nghĩa với việc cơ hội việc làm và mức thu nhập của bạn cũng sẽ tăng lên đáng kể nếu như bạn đáp ứng được những yêu cầu của thị trường lao động trong ngành Công nghệ thông tin.

Tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin mang đến nhiều cơ hội thăng tiến

Tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin mang đến nhiều cơ hội thăng tiến

Tuy nhiên, làm thế nào để trở nên nổi bật giữa hàng ngàn hồ sơ ứng tuyển? Một trong số những câu trả lời cho bạn chính là bổ sung thêm vốn tiếng Anh của mình để có cơ hội sở hữu một công việc tốt. Vì sao lại như vậy? Bởi sở hữu một vốn tiếng Anhc huyên ngành Công nghệ thông tin tốt sẽ mang đến nhiều lợi ích cho bạn.

 

Đối với lĩnh vực Công nghệ thông tin, tiếng Anh là công cụ cần thiết để làm việc. Bạn sẽ không thể viết một chương trình phần mềm mà không sử dụng bất cứ từ tiếng Anh chuyên ngành nào cũng như không thể giao tiếp với đồng nghiệp, đối tác, khách hàng nếu không có tiếng Anh. Nếu bất đồng ngôn ngữ, không chỉ máy tính không hiểu được ngôn ngữ lập trình của bạn mà công việc sẽ chậm tiến độ hơn rất nhiều khi giao tiếp bị gián đoạn. Khi đó, hiệu quả công việc giảm sút, các nguy cơ về việc lãng phí tiền của, thời gian công sức cũng gia tăng.

Ngược lại, khi bạn nắm vững tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin, các thao tác kỹ năng lập trình cũng sẽ trở nên đơn gian hơn. Điều đó sẽ giúp bạn nâng cao tay nghề, nhận được sự đánh giá tốt không chỉ của đồng nghiệp, cấp trên mà còn của đối tác, khách hàng.

Nói tóm lại, việc sở hữu vốn tiếng Anh chuyên ngành khá sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong công việc và có được nhiều lợi thế khi tìm kiếm việc làm.

Download Now: Ebook Tiếng Anh giao tiếp FREE

3. Bật mí cách học tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin hiệu quả

3.1. Học qua Website/ Youtube

Hiện nay, có rất nhiều cách để bạn tiếp cận với kiến thức và rèn luyện tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin mà không cần đến giảng đường hay các lớp học. Bạn có thể học hỏi ngay tạo nhà thông qua các website hay các kênh Youtube hoàn toàn miễn phí. Bằng cách này, bạn không chỉ tiết kiệm được thời gian, công sức đi lại mà còn tự chủ động được quá trình học tập của mình.

  • Lingofeeds.com: Website này có những bài học tiếng Anh dạng chữ về các tình huống trong công việc hàng ngày của chính các coder như trình bày lý do tại sao lại làm như này mà không làm như kia, nói về dự án của mình, nói về ké hoạch trong tương lai….
  • Whatis.techtarget.com: Chắc hẳn có nhiều lần bạn đã thắc mắc không biết các thuât ngữ trong công nghệ thông tin hoặc gặp khó khăn khi giải thích cho người không cùng ngành nghề. Trang web này sẽ giải thích cho bạn tường tận từng thuật ngữ một. Website trình bày khoa học các thuật ngữ theo từng cột.
  • Quizlet.com: Bạn đã bao giờ tham gia các diễn đàn học tiếng anh miễn phí như Duonlingo, bussu chưa? Còn gì tuyệt vời hơn với một trang học tiếng anh vô cùng tiện lợi như vậy mà toàn bài học về tiếng Anh chuyên ngành. Website bao gồm các khóa học về Spell, Test, Match, Gravity…
  • English4it.com: Tên website đã nói lên phần nào về nội dung của nó. Tuy nhiên trang này phù hợp với người có tiếng anh chuyên ngành công nghệ thông tin ở mức độ basic.
  • Ocw.mit.edu: Website chuyên về khoa học máy tính bao gồm những khóa học chuyên sâu, bạn có thể tìm kiếm thông tin chi tiết qua cụm từ “Tài liệu mở MIT”.
  • FluentU – Trang web cung cấp tài liệu tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin: FluentU cung cấp chương trình học tiếng Anh chuyên ngành CNTT hoàn chỉnh với video, âm thanh, bản dịch có thể tải xuống, phụ đề tương tác, flashcard và nhiều công cụ tuyệt vời khác. Chương trình ở đây là một phần mềm được thiết kế trên nền tảng điện toán đám mây nên nó cũng mang tính hiện đại và cập nhật như chính ngành IT vậy.

Tuy nhiên, mỗi website sẽ khai khác một khía cạnh khác nhau trong ngành công nghệ thông tin, đồng thời nội dung sẽ phù hợp với từng đối tượng, trình độ riêng. Vì vậy, bạn nên lựa chọn các website/ kênh youtube phù hợp với khả năng và kiến thức của mình.

Tiếng Anh chuyên ngành công nghê thông tin luôn có tính ứng dụng cao

Tiếng Anh chuyên ngành công nghê thông tin luôn có tính ứng dụng cao

3.2. Học thông qua tài liệu, giáo án tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin

Tài liệu chuyên ngành là một nguồn tăng cường tiếng Anh không thể bỏ qua của dân Công nghệ thông tin. Học qua tài liệu, giáo trình sẽ giúp bạn vừa bổ sung các kiến thức nền tảng chuyên ngành chính xác vừa học được thêm các thuật ngữ, từng vựng tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin.

Bộ sách “English for Information Technology” của Pearson Longman

Bộ sách English for Information Technology” là sự kết hợp giữa các bài học ngữ pháp và danh sách từ vựng tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin. Nó cung cấp một nền tảng vững chắc để bạn có thể giao tiếp hiệu quả khi thảo luận về công nghệ và các chủ đề công việc khác. Các chủ đề đều được chọn và viết dựa trên những phát triển mới nhất ngành CNTT.

Đặc biệt, sách được bán kèm với đĩa CD chứa âm thanh của sách và các bài tập tương tác. Vì vậy, bạn có thể sử dụng tất cả các tài liệu cùng nhau để việc học trở nên toàn diện và hiệu quả.

Các tiết học về chủ đề công nghệ của Breaking News English

Nếu các bộ sách hay khoá học đã khiến bạn nhàm chán, Breaking News English sẽ là một lựa chọn thú vị dành cho bạn. Các tiết học ở đây thực chất là các đoạn tin tức cập nhật về công nghệ với nhiều nhân vật, chủ đề khác nhau. Dưới mỗi đoạn video sẽ là bài tập để bạn luyện từ vựng và khả năng nghe-hiểu.

Không chỉ đơn thuần học các từ vựng hữu ích, bạn còn có thể hiểu thêm về những gì đang xảy ra trong thế giới công nghệ. Trang web cung cấp nhiều bài đọc, nghe, nói, từ vựng, viết, các bài tập đóng vai, câu đố trực tuyến, v.v. Đây chắc chắn sẽ là một trải nghiệm đáng để bạn thử!

Một số tài liệu chuyên ngành khác mà bạn có thể tham khảo như:

  • Cracking Codes with Python
  • Practical Machine Learning with Python
  • Pro C# 7
  • Modern Java Recipes
  • Learning TensorFlow
  • A Common-Sense Guide to Data Structures and Algorithms
  • Learning C++ by Building Games with Unreal Engine 4, 2nd Edition
  • Hands-On Dark Web Analysis
  • JavaScript: The Definitive Guide, 6th Edition
  • Apache Kafka Quick Start Guide

Tuy nhiên, một nhược điểm của hình thức này là không phải ai cũng phì hợp với việc đọc giáo trình tài liệu. Đa số những người có thể đọc hiểu tài liệu chuyên ngành đều đã có vốn tiếng Anh nền tảng khá tốt. Chính vì vậy, nếu muốn bắt đầu học tiếng Anh thông qua tài liệu, bạn cần phải xây dựng được nền tảng tiếng Anh chuyên ngành cho mình trước đã.

3.3. Bổ sung vốn từ vựng

Để tiến bộ trong một ngôn ngữ, không thể bỏ qua việc trau dồi vốn tựng vựng. Đối với tiếng Anh chuyên ngành cũng việc, bạn cần tích cực học thêm và nâng cao vốn từ của mình hơn nếu muốn sử dụng thành thạo và đọc hiểu văn bản chuyên ngành.

Một số cách bổ sung từ vựng tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin hữu ích như:

  • Xem các chương trình truyền hình, kênh youtube, website có liên quan
  • Đọc và học từ mới từ tài liệu, sách giáo trình chuyên ngành
  • Tham gia các khóa học online ngắn hạn hay dài hạn của một số trường về chuyên ngành Công nghệ thông tin

3.4. Đăng ký khóa học online

Khoá học tiếng Anh online của TOPICA

Nếu bạn là người đi làm bận rộn, hình thức học online sẽ là giải pháp hỗ trợ bạn tốt hơn trong việc trau dồi khả năng tiếng Anh. Tuy nhiên, nếu mục tiêu của bạn là nâng cao khả năng tiếng Anh của một chuyên ngành cụ thể, ví dụ như chuyên ngành xuất nhập khẩu, bạn cần lưu ý để lựa chọn khóa học phù hợp nhất.

Một trong những gợi ý để bạn tham khảo chính là khóa học từ TOPICA Native – giải pháp học tiếng Anh giao tiếp trực tuyến hàng Đầu Đông Nam Á cho người đi làm bận rộn. Điểm đặc biệt từ khóa học này chính là có vạch ra lộ trình riêng mang tính cá nhân hóa để phù hợp với nghề nghiệp và mục tiêu của người học. Ví dụ bạn làm việc chuyên ngành xuất nhập khẩu, thì giáo trình sẽ ưu tiên và tập trung vào lĩnh vực đó để bạn phát triển.

Chỉ cần có trong tay thiết bị kết nối Internet như smartphone, laptop, máy tính bảng là bạn đã có thể học tiếng Anh mọi lúc mọi nơi. Với đội ngũ hơn 2000 giảng viên uy tín, giàu kinh nghiệm có chứng chỉ sư pham CELSA, TESOL bạn sẽ tìm kiếm được lớp học phù hợp với trình độ của mình tại TOPICA.

Tieng Anh Topica Native 4

Mỗi lớp học tại đây đều được các giảng viên Âu – Úc – Mỹ giảng dạy giúp bạn có thể học tập 16 giờ/ ngày. Phương pháp P.I.A.L.E giúp bạn học nhanh nhớ lâu, giao tiếp trôi chảy hơn. Ngoài ra, công nghệ Ai tích hợp trên app Native Talk hỗ trợ cải thiện phát âm, giúp bạn sửa phát âm chỉ trong 10s và tăng thêm 3000 từ vựng.

Khoá học online “Oxford English for Information Technology” (Second edition)

“Oxford English for Information Technology” là khóa học dành cho sinh viên và các chuyên gia CNTT ở trình độ immediate (trung cấp) trở lên.

Phiên bản thứ hai của “Oxford English for Information Technology” dạy sinh viên các kỹ năng ngôn ngữ liên quan đến máy tính và công nghệ thông tin. Khóa học bao gồm rất nhiều các bài đọc, tài liệu nghe và bài tập có cấu trúc. Các cuộc phỏng vấn với nhiều chuyên gia CNTT sẽ cung cấp bối cảnh thực tế và bảng thuật ngữ toàn diện giúp phát triển vốn từ vựng của người học.

4. Lưu ý khi sử dụng tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin

4.1. Sử dụng Tiếng Anh chuyên ngành trong hội thoại phỏng vấn

Trong các cuộc phỏng vấn, đặc biệt là khi bạn ở vai trò ứng viên, việc sử dụng tiếng Anh chuyên ngành là không thể tránh khỏi. Sử dụng tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin trong phỏng vấn giúp bạn trở nên chuyên nghiệp và tạo ấn tượng về kiến thức của mình hơn.

Các thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành CNTT chắc chắn sẽ xuất hiện trong buổi phỏng vấn của bạn:

  • Software Engineering: Kỹ Nghệ Phần Mềm
    HDSE (Higher Diploma in Software Engineering): Chứng Chỉ Lập Trình Viên Quốc Tế
  • Programmer: Lập trình viên
    Programming: Lập trình
    Program: Chương trình
    Project: Dự án
Viết CV tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin

Viết CV tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin

  • Project Manager (PM): Người quản lí dự án
    Coder: Người viết Code
    Tester: Người kiểm thử chương trình
    Designer: Người thiết kế
    Developer: Người phát triển phần mềm
    Structured Programming: Lập trình cấu trúc
    OOP (Object-Oriented Programming): Lập trình hướng đối tượng

4.2. Viết CV tiếng Anh trong ngành Công nghệ thông tin

Trước khi đến được buổi phỏng vấn, bạn cần vượt qua vòng sơ tuyển hồ sơ. Vậy làm thế nào để viết CV tiếng Anh trong ngành Công nghệ thông tin?

Ngoài việc làm theo format như những CV tiếng Anh khác, với CV tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin, bạn cần nhấn mạnh vào kinh nghiệm/ kỹ năng làm việc và những thành tích đạt được trong quá trình làm việc, tiếp cận với lĩnh vực này. Bởi kinh nghiệm làm việc luôn được đánh giá cao trong ngành công nghệ thông tin và là tiền đề thăng tiến trong công việc của bạn.

Ví dụ:

EXPERIENCE

July 1, 2005 – Now

FPT Invested Co – HCM City

System Administrator 

Responsibility

  • Manage IT room
  • Manage, maintain and backup database(MS SQL server 2000)
  • Issue and control Admin forms
  • Report to manager

– Quản lý phòng CNTT
– Quản lý, duy trì và sao lưu cơ sở dữ liệu (máy chủ MS SQL 2000)
– Phát hành và kiểm soát biểu mẫu Quản trị viên
– Báo cáo cho quản lý cấp cao hơn

Từ Vựng Tiếng Anh Chủ Đề Công Nghệ | Topica Native

Result

  • Setup, configuration Server and LAN system, maintain computer, handle troubleshoot
  • Managing SQL database system (Indian’s software using SQL server 2000)
  • Experience in internet : Acceleration, security(ISA 2004), anti virus
  • Have some knowledge about : tomcat5, Apache, deloy java project
  • Making plan for staff
  • Working conform ISO process
  • Are commited to dealines and quality

– Thiết lập, cấu hình Máy chủ và hệ thống LAN, bảo trì máy tính, xử lý sự cố
– Quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu SQL (phần mềm của Ấn Độ sử dụng máy chủ SQL 2000)
– Kinh nghiệm về internet: Tăng tốc, bảo mật (ISA 2004), chống vi-rút
– Có một số kiến thức về: tomcat5, Apache, deloy java project
– Lập kế hoạch cho nhân viên
– Làm việc theo quy trình ISO
– Đảm bảo Dealines và chất lượng cam kết

3.3. Giao tiếp tiếng Anh ngành Công nghệ thông tin trong môi trường công sở

Sau khi được nhận vào làm, chắc chắc việc sử dụng tiếng Anh trong quá trình làm việc là điều bạn không thể tránh khỏi. Đừng lo lắng, hãy tự tin thể hiện khả năng của mình. Bởi giao tiếp tiếng Anh trong môi trường Công nghệ thông tin cũng không có gì quá khác biệt so với việc hội thoại thông thường. Bạn vẫn nên sử dụng các mẫu câu giao tiếp cơ bản, ngắn gọn và dễ hiểu để người nghe có dễ dàng nắm bắt được trọng tâm cuộc nói chuyện.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tự trau đồi thêm cách phát âm cũng như vốn từ vựng của mình để cuộc giao tiếp diễn ra thuận lợi hơn.

Tieng Anh Topica Native 3

Trên đây là một số chia sẻ về tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin. Hy vọng qua bài viết này của TOPICA Native, bạn đã có thêm vốn hiểu biết về chuyên ngành công nghệ thông tin và cách học tập tiếng Anh cho chuyên ngành này. Nếu vẫn còn những thắc mắc, băn khoăn về việc học tiếng Anh chuyên ngành CNTT, hãy liên hệ ngay TOPICA Native để được tư vấn, hỗ trợ và xây dựng lộ trình học tập ngay hôm nay!

Bạn cần hỗ trợ?