Hội nhập trong thời đại ngày nay dường như đã trở thành điều kiện mà bất cứ một quốc gia cũng muốn sở hữu. Chính vì lẽ đó, dịch thuật ngày càng trở nên phổ biến và phát triển hơn. Và dịch thuật bao gồm những phương thức nào, hãy cũng Apollo tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Mục lục
- Dịch thuật là gì?
- 7 phương pháp dịch thuật phổ biến trong tiếng Anh
- 1. Phương pháp dịch thuật chuyển đổi từ loại( Transpostion technique)
- 2. Phương pháp dịch tương đương( Equivalence technique)
- 3. Phương pháp dịch thuật vay mượn( Borrowing technique)
- 4. Phương thức dịch sao phỏng( Calque technique)
- 5. Dịch nguyên văn( Literal technique)
- 6. Dịch thoát ý( Adaptation technique)
- 7. Dịch biến điệu( Modulation technique)
- Lời kết
Dịch thuật là gì?
Dịch thuật được hiểu là quá trình chuyển đổi linh hoạt giữa các ngôn ngữ khác nhau dưới hình thức văn bản. Người dịch đảm nhận trách nhiệm diễn giải ngữ nghĩa từ ngôn ngữ nguồn( Source language) sang ngôn ngữ đích( Target language).
Một bản dịch chất lượng cao yêu cầu người dịch cần phải có kinh nghiệm, kiến thức và kĩ năng trong lĩnh vực chuyên ngành. Cùng với đó, biên dịch viên cần phải chịu trách nhiệm về bản dịch, sản phẩm của mình. Bản dịch cần đảm bảo truyền tải đúng và đủ nội dung của văn bản gốc. Nếu dịch sai, dịch lệch lạc nội dung văn bản gốc muốn truyền tải sẽ dẫn tới việc văn bản đích không đạt chất lượng yêu cầu.
7 phương pháp dịch thuật phổ biến trong tiếng Anh
1. Phương pháp dịch thuật chuyển đổi từ loại( Transpostion technique)
Đây là một trong những phương pháp dịch thuật tiếng Anh được sử dụng nhiều nhất.
Phương pháp dịch thuật này hoạt động bằng cách thức thay thế một từ loại này bằng một từ loại khác nhưng không làm thay đổi ý nghĩa của câu hay thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.
Trong phương pháp dịch thuật này, có thể chia làm hai kiểu chuyển đổi từ loại:
- Bắt buộc
- Không bắt buộc.
Dịch thuật chuyển đổi từ loại không chỉ xảy ra ở động từ, danh từ mà còn xảy ra với những từ loại khác.
Ví dụ: Dịch chuyển đổi từ đơn thành từ ghép:
Introvert- Người hướng nội;
Nice weather: tính từ+ danh từ
Thời tiết đẹp: danh từ+ tính từ;
Easy to talk: Tính từ+ động từ
Nói thì dễ: Động từ+ tính từ.
…
2. Phương pháp dịch tương đương( Equivalence technique)
Dịch tương đương là hình thức sử dụng một từ hoặc một cụm từ địa phương để biểu thị sắc thái ý nghĩa của từ gốc vì hai ngôn ngữ có phong cách, sắc thái biểu thị khác nhau. Hay hiểu đơn giản, đây là phương pháp dịch có sử dụng thêm từ để bản dịch được rõ và sáng nghĩa hơn.
Điển hình của phương pháp dịch này có thể thấy ở bản dịch các thành ngữ, tục ngữ.
Ví dụ:
The dearest is the cheapest. – Của rẻ là của ôi.
As like as two peas. – Giống nhau như hai giọt nước.
3. Phương pháp dịch thuật vay mượn( Borrowing technique)
Dịch vay mượn là một phương pháp dịch thuật tiếng Anh thường thấy trong các loại tài liệu dịch thuật chuyên ngành.
Trong phương thức dịch thuật vay mượn: Từ ngữ của ngôn ngữ gốc sẽ được chuyển thẳng sang ngôn ngữ đích.
Các khả năng có thể xảy ra trong phương thức dịch thuật vay mượn:
Vay mượn thuần túy: vay mượn từ nguyên vẹn, không thay đổi về hình thức và ý nghĩa của từ.
Ví dụ: email, internet, rap,…
Vay mượn có thay đổi hình thức: vay mượn từ có sự thay đổi về hình thức, nghĩa giữ nguyên.
Ví dụ: dollar- đô la, camera-> cam-mê-ra, cafe- cà phê
Vay mượn một phần: sự vay mượn mà một phần của từ là thuộc về bản ngữ, phần còn lại là vay mượn.
Ví dụ:
- internet provider- nhà cung cấp internet
- internet banking- ngân hàng internet/ngân hàng trực tuyến,…
4. Phương thức dịch sao phỏng( Calque technique)
Thực chất, sao phỏng cũng là một phương thức dịch vay mượn nhưng nó đặc biệt hơn phương thức dịch vay mượn thông thường.
Dịch sao phỏng là cách dịch thuật tiếng Anh mà ở đó, người dịch sẽ dịch sát nghĩa của từ gốc sau đó sẽ tạo ra từ mới dựa trên quan điểm, kiến thức của bản thân. Hơn nữa, dịch sao phỏng sẽ truyền tải trọn vẹn về mặt ngữ nghĩa nhưng sẽ có sự biến đổi về mặt ngữ âm.
Dịch sao phỏng được chia làm 2 loại:
- Vay mượn từ vựng
- Vay mượn cấu trúc.
Ví dụ về lối dịch sao phỏng:
- Heavy industry- Công nghiệp nặng
- Light industry- Công nghiệp nhẹ
- Black market- Chợ đen
- User-friendly- Thân thiện với người dùng
- Eco-friendly- Thân thiện với môi trường
- …
5. Dịch nguyên văn( Literal technique)
Cách dịch này thực chất là sự thay thế từ, cấu trúc trong văn bản gốc bằng từ, cấu trúc tương đương trong văn bản đích.
Cách dịch này đem lại ưu điểm: Bản dịch đạt được sự chính xác về nghĩa gần như tuyệt đối.
Nhược điểm: Nếu lạm dụng cách dịch này quá thường xuyên, sẽ khiến văn bản dịch bị mất tự nhiên và có thể bị đánh giá là cách dịch word-for-word.( dịch từng từ)
Dịch nguyên văn được coi là phương pháp dịch thuật phổ biến nhất giữa các ngôn ngữ có cùng hệ phả và tương đồng về văn hóa.
Ví dụ:
She is deaf to all her mother’s advice.
- Dịch word-for-word: Cô ta điếc trước tất cả lời khuyên của mẹ cô ta.
- Dịch nguyên văn: Cô ấy lờ đi mọi lời khuyên mà mệ cô ấy nói.
Dịch nguyên văn giống như dịch phác, giúp người dịch thấy được những vấn đề cần giải quyết trước khi tiến hành vào quá trình dịch.
6. Dịch thoát ý( Adaptation technique)
Dịch thoát ý là phương pháp dịch chỉ lấy ý của câu gốc rồi truyền tải theo cách hoàn toàn khác. Nguyên nhân xuất phát từ sự không đồng điệu giữa hai ngôn ngữ. Vậy nên người dịch không tìm thấy cách diễn đạt tương tự như văn bản gốc muốn truyền tải.
Dịch thoát ý cũng là cách dịch mà người dịch thoát khỏi sự ràng buộc của ngôn ngữ gốc, dùng ngôn ngữ dịch để diễn giải ý nghĩa của văn bản gốc một cách tự nhiên và phù hợp với ngữ cảnh, văn hóa của ngôn ngữ dịch. Chính vì điều này nên văn bản dịch thường dài hơn văn bản gốc.
Dịch thoát ý được áp dụng phổ biến trong dịch các tác phẩm thơ, văn xuôi, slogan, banner trong các chiến dịch quảng cáo,…
Ví dụ: They are like Jack and Jill. – Trông họ thật xứng đôi.
7. Dịch biến điệu( Modulation technique)
Phương pháp dịch này được diễn giải như sau: Sự thay đổi trong thông điệp do có 1 sự thay đổi về quan điểm, tức là người dịch sẽ diễn giải văn bản gốc theo 1 cách nhìn khác. Phương thức này thích hợp khi dịch nguyên văn hoặc khi dịch có được 1 câu đúng ngữ pháp nhưng về mặt nghĩa lại không được tự nhiên trong ngôn ngữ đích.
Dịch biến điệu có thể được chia làm 2 loại:
Biến điệu bắt buộc: khi người dịch không còn sự lựa chọn nào khác bởi đó là cách duy nhất để có thể diễn đạt được nghĩa từ văn bản gốc sang văn bản dịch.
Ví dụ: Lúc mà/ Khi mà- The time/ The moment/ When…
Biến điệu không bắt buộc: người dịch được tự do lựa chọn cấu trúc, từ ngữ để diễn đạt văn bản đích.
Ví dụ: It’s hard to show…
= It’s not easy to show…
Lời kết
Nhìn chung, 7 phương pháp dịch trên là những phương pháp được áp dụng phần lớn trong dịch thuật. Có thể thấy được, mỗi phương pháp dịch lại có những đặc điểm khác nhau. Tùy vào ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích cũng như theo yêu cầu của người dịch, dịch thuật viên sẽ lựa chọn cũng như sử dụng linh hoạt các phương thức dịch khác nhau để hoàn thành công việc của mình.
Bên cạnh đó, Apollo cũng là một công ty làm về dịch vụ dịch thuật có chất lượng hàng đầu tại Hà Nội. Nếu có nhu cầu dịch thuật, khách hàng chỉ cần gửi tài liệu qua địa chỉ mail: dichthuatapollohanoi@gmail.com
Hoặc liên hệ số hotline: 0989 586 626 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Ngoài ra quý khách hàng có thể đưa trực tiếp tài liệu tới địa chỉ: Số 343 Nguyễn Trãi-Thanh Xuân-Hà Nội.