Bản địa hóa và Dịch thuật đều là những phương pháp dịch ngày càng trở nên phổ biến trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Và chúng đều là những dịch vụ được phần đông các doanh nghiệp lựa chọn để phục vụ cho mục đích thương mại. Mặc dù cả hai phương pháp thường được sử dụng thay thế cho nhau nhưng chúng không giống nhau. Có một số khác biệt lớn giữa hai phương pháp này. Hãy cùng Dịch thuật Apollo phân tích kĩ hơn về dịch vụ dịch thuật và bản địa hóa trong bài viết hôm nay nhé!
Nội dung
Dịch thuật là gì?
Dịch thuật là hoạt động giải thích ý nghĩa, nội dung của một văn bản sau đó tạo ra một văn bản tương đương, hay còn gọi là bản dịch. Trong dịch thuật, tồn tại hai khái niệm: ngôn ngữ nguồn( ngôn ngữ cần được dịch) và ngôn ngữ đích( ngôn ngữ được chọn làm bản dịch).
Dịch thuật bao gồm những dịch vụ nào?
Có thể kể đến những dịch vụ được ưa chuộng trong ngành dịch thuật như:
Dịch thuật hành chính
Dịch thuật hành chính là việc dịch các loại tài liệu có liên quan đến các lĩnh vực công việc, chẳng hạn như sách về kinh doanh, giải trí,… Đây là một loại hình dịch thuật phổ biến, có thể nói hầu hết các dịch vụ dịch thuật được cung cấp bởi các công ty dịch thuật đều nằm trong loại hình này. Lĩnh vực dịch thuật của nó rất rộng nên đòi hỏi dịch giả có trình độ chuyên môn cao.
Các lĩnh vực dịch chính gồm IT, tài chính, kinh doanh, marketing, du lịch, ngoài ra còn có các văn bản thông cáo của cơ quan nhà nước, văn phòng chính phủ…
Dịch thuật văn học
Dịch thuật văn học ban đầu vốn chỉ đề cập đến dịch thuật các tác phẩm văn học như truyện, tiểu thuyết,… nhưng bây giờ cũng bao gồm cả thể loại thực tế như sách kinh doanh. Điểm khác biệt của loại hình này là bản dịch được biên soạn thành sách và xuất bản.
Đối tượng dịch của dịch thuật văn học là tác phẩm văn học thuần túy, huyền bí, kinh dị, giả tưởng, văn học thiếu nhi, sách tranh, cũng như các tác phẩm tài liệu thực tế và các loại sách hướng dẫn.
Khách hàng hầu hết là các công ty xuất bản. Thế nhưng ngoài hình thức làm việc cho các công ty dịch thuật, không ít những biên dịch viên lựa chọn hình thức làm việc tự do. Bên cạnh năng lực dịch, biên dihcj viên cũng phải có vốn hiểu biết sâu rộng về văn hóa, chính trị, sử dụng thành thạo các thành ngữ, tục ngữ, cách chơi chữ trong câu văn,… để có thể đem đến cho đọc giả bản dịch có chất lượng cũng như nội dung gần sát với bản gốc nhất.
Dịch thuật video
Đối tượng dịch của dịch thuật video là các chương trình tin tức, thời sự, phim tài liệu, chương trình thể thao, nấu ăn,… Đặc biệt, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và sự phổ biến của smartphone, số video được đăng tải trên các kênh kết nối internet như Youtube, Tiktok ngày càng nhiều hơn, nên nhu cầu dịch thuật video cũng ngày một tăng.
Các sản phẩm đa ngôn ngữ không chỉ riêng tiếng Anh mà cả tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Hàn, ngôn ngữ các nước châu Âu,…cũng ngày càng nhiều. Tuy vậy, đây cũng là ngành được liệt kê vào danh sách thiếu hụt nguồn nhân lực thường xuyên.
Dịch thuật video có cách diễn đạt và những quy ước khác với dịch thuật hành chính và văn học. Vậy nên, các chuyên gia thành thạo việc dịch video cũng có thể dịch trôi chảy những văn bản, tài liệu hành chính hay văn học.
Xem thêm: Dịch thuật và phân biệt các loại hình dịch thuật
Bản địa hóa là gì?
Bản địa hóa là quá trình chuyển đổi ngôn ngữ, kí hiệu, biểu tượng, màu sắc của các ứng dụng, phần mềm, website,… sao cho phù hợp với bản sắc, văn hóa của người dùng ở một quốc gia, khu vực hay cộng đồng những người sử dụng chung một ngôn ngữ nhằm đem lại cho họ cảm giác gần gũi, quen thuộc khi sử dụng phiên bản đã được bản địa hóa.
Bản địa hóa được ví như cầu nối quan trọng giữa các doanh nghiệp và người dùng trong công cuộc phá bỏ rào cản ngôn ngữ, hỗ trợ doanh nghiệp tiến gần hơn tới các đối tượng mục tiêu, mở rộng tập khách hàng và nâng cao doanh thu.
Bản địa hóa gồm những dịch vụ nào?
Sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng toàn hóa cũng là điều kiện khiến cho hoạt động quốc tế diễn ra mạnh hơn. Kéo theo làn sóng của dịch vụ bản địa hóa ngày càng phổ biến và lan rộng trong cộng đồng.
Bản địa hóa được chia thành những dịch vụ chính như:
Dịch vụ bản địa hóa website
Bản địa hóa website là việc tạo ra các phiên bản website có nội dung tương thích với sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ địa phương và sở thích của người dùng tại các khu vực, vị trí địa lý khác nhau. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ và thông tin thương hiệu trên các nền tảng website đến tập khách hàng tiềm năng trên toàn thế giới.
Các khía cạnh chính của dịch vụ bản địa hóa website:
- Dịch ngôn ngữ: Điều này liên quan tới việc biên dịch nội dung của trang web bao gồm mô tả sản phẩm, menu và các yếu tố giao diện người dùng sang ngôn ngữ mục tiêu.
- Văn hóa: Quá trình này liên quan tới việc thay đổi nội dung, hình ảnh và thiết kế của trang web để phản ánh các chuẩn mực và phong tục văn hóa của địa phương.
- Tiền tệ và đơn vị đo lường: Website có thể được điều đỉnh để có thể hiển thị giá, trọng lượng và các phép đo khác bằng nội tệ và các đơn vị đo lường.
- Định dạng ngày và giờ: Website sẽ được điều chỉnh để hiển thị ngày và giờ sao cho phù hợp với định dạng với thị trường mục tiêu.
- Tuân thủ pháp luật: Website sẽ được tiến hành điều chỉnh nhằm tuân thủ đúng các quy định về pháp luật và quy định của phương, điển hình như luật bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư.
- Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm: Trang web cũng cần thực hiện quá trình tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm ở địa phương bao gồm các từ khóa và thẻ meta đã dịch.
Dịch vụ bản địa hóa phần mềm
Bản địa hóa phần mềm là quá trình điều chỉnh phần mềm sao cho phù hợp với văn hóa, ngôn ngữ và kỹ thuật của thị trường mục tiêu chứ không đơn thuần là sản phẩm của dịch thuật. Bản địa hóa không chỉ chuyển đổi nội dung thông tin mà còn điều chỉnh toàn bộ phần mềm để phù hợp với người dùng ở thị trường mục tiêu cũng như nâng cao trải nghiệm sử dụng của họ.
3 tiêu chí cần lưu ý để bản địa hóa phần mềm đạt được kết quả cao:
- Văn bản và chữ viết
- Thiết kế đồ họa
- Trải nghiệm người dùng
Dịch vụ bản địa hóa game
Bản địa hóa game là việc chuyển đổi ngôn ngữ của tựa game sang một ngôn ngữ mục tiêu khác để phát hành đến những người chơi game(gamers) sử dụng được trên ngôn ngữ mục tiêu đó. Các tựa game thường được bắt đầu phát triển bằng tiếng Anh, và ngôn ngữ mục tiêu thường là những ngôn ngữ khác như tiếng Nhật, tiếng Trung hay tiếng Việt,…
Bản địa hóa game thường được diễn ra theo quy trình:
- Dịch thuật;
- Bản địa hóa & văn hóa;
- Kiểm thử và hiệu chỉnh; và
- Đảm bảo chất lượng ngôn ngữ (LQA).
Dịch vụ bản địa hóa video
Bản địa hóa video là quá trình tùy chỉnh video sao cho phù hợp với khán giả hoặc ngôn ngữ địa phương cụ thể. Quá trình này bao gồm việc sửa đổi nội dung video cho phù hợp với yêu cầu về văn hóa, ngôn ngữ và phong cách của khán giả khu vực hoặc quốc gia mục tiêu.
Dịch vụ bản địa hóa ứng dụng
Bản địa hóa ứng dụng tập trung vào việc điều chỉnh ứng dụng cho phù hợp với sở thích đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa và khu vực của các thị trường mục tiêu khác nhau trên toàn cầu. Quá trình này cho phép các nhà phát triển tiếp cận đối tượng rộng hơn và nâng cao trải nghiệm người dùng bằng cách cung cấp nội dung và giao diện người dùng phù hợp về mặt văn hóa và có thể truy cập được bằng các ngôn ngữ khác nhau.
Khi tiến hành bản địa hóa ứng dụng, nhà phát triển nên xem xét các khía cạnh chính sau:
Hỗ trợ ngôn ngữ và dịch thuật: Nhà phát triển ứng dụng phải đảm bảo rằng nội dung, bao gồm nhãn văn bản, lời nhắc, thông báo lỗi và tài liệu dành cho người dùng, được dịch chính xác sang ngôn ngữ đích. Các nhà phát triển cũng phải tính đến việc mở rộng hoặc thu gọn văn bản phát sinh từ việc dịch nội dung, ảnh hưởng đến thiết kế và bố cục giao diện người dùng.
Sở thích khu vực và sự nhạy cảm về văn hóa: Nhà phát triển ứng dụng phải xem xét các sở thích về khu vực và văn hóa, điều chỉnh thiết kế và giao diện người dùng để đảm bảo chúng phù hợp với đối tượng mục tiêu. Điều này có thể liên quan đến việc sửa đổi cách phối màu, hình ảnh, biểu tượng hoặc chủ đề nhằm đáp ứng thị hiếu hoặc sự nhạy cảm về văn hóa cụ thể.
Xử lý dữ liệu, định dạng và tiêu chuẩn: Bản địa hóa ứng dụng phải giải quyết các định dạng cụ thể theo khu vực hoặc quốc gia về ngày, giờ, số, tiền tệ, cách trình bày địa chỉ,… Quá trình này cũng có thể liên quan đến việc điều chỉnh các đơn vị đo lường, sắp xếp thứ tự và tuân thủ các quy định của địa phương, các biện pháp bảo vệ dữ liệu và tiêu chuẩn tiếp cận.
Kiểm tra và đảm bảo chất lượng: Để đảm bảo các ứng dụng được bản địa hóa hoạt động trơn tru và đáp ứng mong đợi của người dùng, nhà phát triển nên tiến hành thử nghiệm kỹ lưỡng trên các thiết bị và cấu hình phù hợp với thị trường mục tiêu.
Nên lựa chọn dịch vụ dịch thuật hay dịch vụ bản địa hóa?
Về cơ bản, dịch thuật chính là một phần và là bước đệm trong quá trình bản địa hóa. Dịch thuật được sử dụng để xây dựng nội dung cho các trang web, ứng dụng di động, phần mềm, nội dung đa phương tiện và thuyết minh. Bản địa hóa là điều chỉnh cách truyền đạt theo yêu cầu địa phương, khu vực và ngôn ngữ tùy theo văn hóa cũng như bối cảnh xã hội của quốc gia mục tiêu.
Cả hai dịch vụ này đều cho chất lượng là các bản dịch tốt. Tùy thuộc vào yêu cầu cũng như mục đích về bản dịch mà bạn có thể cân nhắc việc lựa chọn giữa 2 dịch vụ trên.
Lời kết
Dịch thuật và bản địa hóa đều là những dịch vụ được ưa chuộng trong bối cảnh kinh tế hội nhập như hiện nay. Apollo hy vọng qua bài viết này mọi người đã có cái nhìn rõ hơn cũng như phân biệt được sự khác nhau giữa hai dịch vụ trên.
Dịch thuật Apollo là một địa chỉ dịch thuật, công chứng uy tín, hàng đầu tại Hà Nội.
Khách hàng có nhu cầu có thể gửi tài liệu cần dịch, công chứng qua mail: dichthuatapollohanoi@gmail.com. Ngoài ra, quý khách hàng cũng có thể trực tiếp đem hồ sơ qua văn phòng của chúng tôi tại địa chỉ: SỐ 343 NGUYỄN TRÃI- THANH XUÂN- HÀ NỘI.
Hoặc liên hệ qua số hotline: 0989 58 6626 để được hỗ trợ nhanh và tận tình nhất.