Loading...

5 lỗi sai thường gặp trong lĩnh vực dịch thuật chuyên ngành

Dịch thuật nói chung và dịch thuật chuyên ngành nói riêng ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế. Thế nhưng đây không phải là công việc dành cho tất cả mọi người. Để có thể đem lại những bản dịch chất lượng đòi hỏi người dịch cần phải chú trọng tới từng chi tiết nhỏ đặc biệt là những bản dịch của dịch thuật chuyên ngành. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Dịch thuật Apollo tìm hiểu xem đâu là những lỗi sai phổ biến thường xuất hiện trong bản dịch nhé!

5 lỗi sai phổ biến trong dịch thuật chuyên ngành

Dịch thuật chuyên ngành là gì?

Khái niệm của dịch thuật

Dịch thuật là hành động mang tính luận giải ý nghĩa của một đoạn văn, văn bản từ ngôn ngữ nguồn và chuyển sang một ngôn ngữ mới. Văn bản được diễn giải sang một ngôn ngữ mới gọi là bản dịch và phải đảm bảo nội dung không được sai lệch so với nội dung của văn bản gốc.

Khái niệm dịch thuật chuyên ngành

Khái niệm của dịch thuật chuyên ngành

Dịch thuật chuyên ngành dịch thuật chuyên sâu về một lĩnh vực chuyên môn, mỗi chuyên ngành đều có các thuật ngữ khác nhau, và lượng kiến thức sâu rộng khác nhau. Dịch thuật chuyên ngành là một ngành khó, việc chuyển ngữ từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác không chỉ đơn thuần là chuyển nội dung câu chữ mà còn chuyển cả yếu tố và văn hóa, chính trị. Biên dịch viên không chỉ phải trang bị cho bản thân một trình độ ngữ pháp, từ vựng cao cấp, phong phú mà còn phải sử dụng đúng thuật ngữ chuyên ngành thì bản dịch lúc ấy mới được coi là một bản dịch chuyên nghiệp.

5 lỗi sai mà dịch thuật viên hay gặp trong quá trình làm việc

Lỗi thứ 1: Dịch nguyên văn và dịch từng từ

Dịch thuật chuyên ngành thường phối hợp giữa hai hình thức dịch: dịch nguyên văn và dịch từng từ. Áp dụng hai cách dịch trên sẽ đảm bảo bản dịch giữ được chính xác nhất nghĩa của văn bản gốc và đây cũng là hai hình thức dịch đơn giản. Tuy nhiên không phải lúc nào hai hình thức dịch trên cũng đem lại kết quả đúng như mong muốn.

Trong nhiều trường hợp, thuật ngữ của văn bản gốc xuất khi được dịch sang ngôn ngữ đích, ta sẽ không tìm được từ tương đương. Và đương nhiên trong những trường hợp như vậy, việc nắm rõ kiến thức chuyên ngành cùng với khả năng tra cứu chính là cứu cánh cho những thông dịch viên kể cả họ là những người dịch mới vào nghề hay những người đã vào nghề lâu năm.

Lỗi sai thứ 1: Dịch nguyên văn và dịch từng từ

Ngoài ra, dịch thuật viên cụ thể là những biên dịch viên cần phải tôi luyện cho mình khả năng vượt qua rào cản ngôn ngữ. Có thể lấy ví dụ như sau: Dịch thuật chuyên ngành y tế là một lĩnh vực đòi hỏi sự chính xác gần như tuyệt đối. Bởi nếu phạm sai lầm dù chỉ là một lỗi nhỏ, cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng tới sinh mạng bệnh nhân.

Thuật ngữ trong chuyên ngành y tế vô cùng nhiều, đó có thể là từ viết tắt cho một loại thuốc, một loại bệnh hay loại virus gây bệnh nào đó,… Chính vì thế biên phiên dịch trong ngành y tế phải thật sự nắm vững các thuật ngữ chuyên ngành cũng như độ nhạy bén trong cách dịch.

Nhìn chung, dịch từng từ và dịch nguyên văn sẽ đảm bảo độ sát nghĩa cho bản dịch nhưng đồng thời chúng cũng là nguyên nhân khiến bản dịch trở nên tối nghĩa nếu người dịch không nắm chắc được trọng tâm nội dung mà thuật ngữ ấy biểu đạt.

Tìm hiểu thêm: 7 phương pháp dịch thuật phổ biến trong tiếng Anh

Lỗi thứ 2: Không nắm rõ kiến thức chuyên ngành khi dịch

Đây là một lỗi sai không quá hiếm gặp trong công việc dịch thuật chuyên ngành. Đối với những thông dịch viên mới vào nghề, chưa có quá nhiều kinh nghiệm hoặc nói cách khác, họ chưa tiếp xúc quá nhiều về chuyên ngành mình đang theo đuổi.

Dịch thuật chuyên ngành không chỉ là dịch sát nghĩa văn bản gốc nhất có thể mà điều quan trọng là người dịch cần phải hiểu rõ cách sử dụng của thuật ngữ gốc để có thể tìm ra cụm từ thay thế một cách hiệu quả. Hơn nữa, việc chọn ra cụm từ thay thế nếu không đúng văn phong và bối cảnh của bản dịch cũng là một lỗi sai đáng chú ý.

Giữa một biên dịch viên thông thường so với một biên dịch viên chuyên ngành, ta sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt thể hiện trong bản dịch của họ. Rõ ràng rằng, với bản dịch của biên dịch viên chuyên ngành, ta sẽ thấy được sự chuyên sâu và am hiểu trong cách lựa từ và thay thế từ của họ. Một bản dịch đạt chất lượng cao sẽ phải đảm bảo các yếu tố về sắc thái văn hóa, phương ngữ địa phương và thuật ngữ chuyên ngành chính xác.

Lỗi sai thứ 2: Không nắm rõ kiến thức chuyên ngành khi dịch

Lỗi thứ 3: Lạm dụng thuật ngữ chuyên ngành trong bản dịch

Việc sử dụng thuật ngữ chuyên ngành trong bản dịch là không sai nhưng điều ấy còn phải tùy thuộc vào đó là chuyên ngành gì và đối tượng mà văn bản hướng tới là ai. Trong những trường hợp như dịch tài liệu khoa học, luận văn thì việc sử dụng thuật ngữ chuyên ngành là phù hợp.

Mặt khác, việc lạm dụng sử dụng thuật ngữ chuyên ngành trong các lĩnh vực khác cụ thể là dịch sách, báo,v.v sẽ khiến cho văn bản dịch trở nên rườm rà, tối nghĩa và gây khó hiểu cho người đọc. Bởi, không phải đối tượng nào cũng là người am hiểu thuật ngữ chuyên ngành và vai trò của thông dịch viên là chuyển ngữ văn bản để nội dung được gần gũi và dễ hiểu hơn. Trong khi đó, đa phần các thuật ngữ thường mang tính trừu tượng, khô khan và tính tự nhiên của văn bản sẽ mất đi nếu thuật ngữ xuất hiện quá nhiều.

Lỗi sai thứ 3: Lạm dụng thuật ngữ chuyên ngành trong bản dịch

Lỗi thứ 4: Văn phong dịch không phù hợp

Hoàn thành một bản dịch đạt chất lượng là một công việc khó, nhất là với những người chân ướt chân ráo bước vào nghề dịch thuật. Một bản dịch tốt sẽ phải vừa giữ được nội dung gốc cũng như nét văn phong riêng của tác giả. Để làm tốt được công việc này, yêu cầu người dịch phải không ngừng học hỏi, trau dồi vốn từ ngữ cùng với kiến thức về văn hóa, xã hội và con người, v.v mà ngôn ngữ đích hướng tới.

Trong quá trình dịch, người dịch rất dễ hiểu sai nghĩa của từ trong câu hoặc không hiểu đúng ngữ cảnh của văn bản. Đồng thời việc không quen với ngôn ngữ đích dẫn tới việc diễn giải bản dịch không xác định được văn phong phù hợp. Hoặc là người dịch đặt quá nhiều góc nhìn cá nhân lên góc nhìn của tác giả. Chính những điều ấy khiến cho bản dịch bị thay đổi ý nghĩa và không lột tả được hết cái hay mà tác giả muốn truyền tải.

Lỗi thứ 4: Văn phong dịch không phù hợp

Xem thêm: Làm thế nào để trở thành một biên dịch viên chuyên nghiệp?

Lỗi thứ 5: Thiếu kỹ năng giao tiếp

Nhiều người sẽ thắc mắc rằng tại sao kỹ năng giao tiếp thì liên quan gì tới ngành dịch thuật, đặc biệt là về mặt biên dịch. Tuy nhiên, ngành nghề nào cũng vậy, đều đòi hỏi sự giao tiếp, kết nối giữa con người với nhau ở một mức độ nhất định.

Điều dịch thuật viên cần làm chính là tương tác nhiều hơn với khách hàng ngay từ lúc bắt đầu quá trình làm việc. Hãy tìm hiểu những thông tin vè bản dịch mà họ cần cũng như xác định mục đích sử dụng bản dịch cho công việc gì, cũng như những tài liệu tham khảo mà khách hàng cung cấp sẽ giúp cho bản dịch của chúng ta được chính xác cũng như có chất lượng cao hơn.

Lỗi thứ 5: Thiếu kỹ năng giao tiếp

Lời kết

Sai sót là điều không thể tránh khỏi trong bất cứ một công việc, ngành nghề nào. Thế nên điều chúng ta cần làm chính là rút kinh nghiệm từ những sai lầm đó, tích lũy nhiều hơn vốn kiến thức cho bản thân và nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực chúng ta đang theo đuổi. Để bản dịch đạt chất lượng tốt nhất, bạn có thể tìm đến các văn phòng, công ty dịch thuật uy tín.

Và làm thế nào để đánh giá được chất lượng của một đơn vị dịch thuật, bạn đọc có thể tham khảo bài viết: 5 tiêu chí để đánh giá chất lượng của một đơn vị dịch thuật

Dịch thuật Apollo hy vọng rằng đây sẽ là một bài viết hữu ích dành cho bạn.

logo

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một đơn vị dịch thuật uy tín, chất lượng, hãy liên hệ ngay cho Dịch thuật Apollo Đơn vị dịch thuật luôn đặt sự uy tín, tin tưởng và chất lượng lên hàng đầu.

Khách hàng chỉ cần gửi tài liệu qua địa chỉ mail: dichthuatapollohanoi@gmail.com 

Hoặc liên hệ qua số hotline: 0989 586 626 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. 

Ngoài ra, quý khách hàng có thể đưa trực tiếp tài liệu tới địa chỉ: Số 343 Nguyễn Trãi-Thanh Xuân-Hà Nội.

Bạn cần hỗ trợ?