Dịch thuật chưa bao giờ là một công việc dễ dàng, nhất là với những ngôn ngữ khó. Những bộ phim Trung Quốc có phụ đề tiếng Việt, hay những cuốn sách được xuất bản dưới dạng song ngữ tiếng Việt- tiếng Trung hay các bài hát nhạc Việt lời Trung được giới trẻ ưa chuộng trên nền tảng TikTok, v.v đều có thể coi là những sản phẩm của ngành dịch thuật. Vậy dịch thuật từ tiếng Việt sang tiếng Trung có khó không hay đâu là những lưu ý trong quá trình dịch thuật giữa hai ngôn ngữ trên, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay của Dịch thuật Apollo nhé!
Nội Dung
Kỹ năng dịch thuật cần thiết khi dịch tiếng Việt sang Tiếng Trung
Vốn từ vựng
Từ vựng luôn luôn là nhân vật quan trong trong lĩnh vực dịch thuật của bất kì chuyên ngành nào. Nếu bạn làm nghề biên- phiên dịch nhưng lượng từ vựng của bạn quá ít cho nhu cầu phục vụ công việc, thì chắc hẳn chất lượng bản dịch của bạn sẽ không thể được đánh giá cao, thậm chí bạn sẽ không có cơ hội để có thể tiến xa hơn trong ngành này.
Hơn nữa, việc vốn từ bị hạn chế sẽ khiến cách dịch của chúng ta trở nên nhàm chán, một màu. Một biên- phiên dịch viên phải đảm bảo lượng từ vựng đủ sâu, đủ nhiều để có thể đáp ứng tốt nhu cầu công việc.
Việc tích lũy cho bản thân một vốn từ vựng phong phú không chỉ giúp người dịch linh hoạt trong cách sử dụng từ, thay thế từ như từ đồng nghĩa, trái nghĩa mà nó cũng góp phần giúp người dịch hiểu thêm phần nào về nền văn hóa của đất nước sử dụng ngôn ngữ ấy.
Nhìn chung, với ngôn ngữ nào cũng vậy, để có thể tích lũy một vốn từ vựng khổng lồ cho bản thân, điều chúng ta cần nhất đó là sự kiên trì. Chúng ta cần kiên trì đọc sách, nghe nhạc, xem phim, nghe podcast hay trò chuyện với người bản ngữ, v.v. Tiếng Trung tuy là một trong những ngôn ngữ khó học nhất thế giới thế nhưng có rất nhiều từ trong tiếng Trung khi phát âm sẽ na ná giống tiếng Việt của chúng ta. Nếu nghe nhiều và nghe quen, thì ít nhất chúng ta sẽ đoán ra được từ tiếng Trung đó có nghĩa là gì.
Để diễn đạt tốt hơn từ tiếng Việt sang tiếng Trung, chúng ta có thể tiếp cận bằng cách học các nhóm từ đồng âm, đồng nghĩa trong tiếng Trung và diễn đạt lại sang tiếng Việt và ngược lại để có thể nâng cao hiệu quả dịch thuật. Trong tiếng Việt của chúng ta cũng có rất nhiều từ vay mượn có nghĩa gốc từ tiếng Hán, gọi là từ Hán Việt. Điều này sẽ giúp người học tiếp cận tiếng Trung dễ dàng hơn.
Cấu trúc ngữ pháp
Việc tuân thủ cấu trúc ngữ pháp luôn là yếu tố quan trọng trong dịch thuật, nhất là biên dịch Việt-Trung. Giống như tiếng Việt, tiếng Trung là ngôn ngữ không có các cấu trúc về thì, thể, giới tính, chia động từ và nhiều yếu tố ngữ pháp như trong nhiều ngôn ngữ khác. Tuy nhiên cấu trúc ngữ pháp giữa tiếng Việt và tiếng Trung không phải giống nhau hoàn toàn mà vẫn có những sự khác biệt.
Tiếng Trung được chia làm các cấp khác nhau và ở mỗi cấp, người học sẽ được tiếp cận về cấp độ ngữ pháp khác nhau từ cơ bản tới nâng cao. Để đảm bảo việc dịch chuẩn và đúng nghĩa, người dịch cần nắm chắc cấu trúc của câu khi dịch từ tiếng Việt sang tiếng Trung đồng thời cũng phải nắm chắc cách viết của từ đó tránh trường hợp đúng ngữ pháp nhưng lại sai chính tả.
Khả năng phát âm và giao tiếp
Nhìn chung, dù bạn làm biên dịch viên hay phiên dịch viên thì kỹ năng về cách phát âm cùng khả năng giao tiếp luôn là một trong những yếu tố quan trọng trong việc góp phần làm nên thành công của bản dịch.
Phân tích sâu hơn, khi xét về lĩnh vực phiên dịch, bạn sẽ cần rèn luyện giọng đọc, kĩ thuật phát biểu, độ cao thấp của giọng hay chỉ đơn giản là việc phát âm trọn vẹn từ. Phiên dịch luôn là công việc đòi hỏi tư duy nhạy bén, phản xạ tốc độ. Chính vì thế để truyền đạt tới người nghe nội dung của người nói, phiên dịch viên sẽ cần phải phản ứng nhanh trong các tình huống giao tiếp hay việc chuyển ngữ chỉ trong khoảng thời gian nhất định.
Tiếng Trung không chỉ là một ngôn ngữ tượng hình, khó trong cách viết mà đây còn là một ngôn ngữ khá khó để phát âm chuẩn nếu chúng ta không được học bài bản. Nếu trong tiếng Việt của chúng ta có sự phân biệt giữa các âm nặng- âm nhẹ, từ đồng âm thì tiếng Trung cũng vậy. Chỉ cần phát âm hơi khác từ chuẩn một chút thôi thì từ dịch cũng đã mang một ý nghĩa khác rồi.
Xét về khía cạnh biên dịch, biên dịch sẽ thiên về công việc viết lách hoặc xử lí tài liệu ở dạng văn bản nhiều hơn. Thế nhưng kỹ năng giao tiếp không phải là không quan trọng đối với các biên dịch viên. Một biên dịch viên chuyên nghiệp cũng sẽ là người nắm chắc cách phát âm, cách viết của các ngôn ngữ dịch. Đồng thời họ cũng là người nhạy bén trong tư duy cũng như phản ứng nhanh nhạy khi xử lý công việc.
Việc kiểm soát tốt khả năng phát âm, giao tiếp sẽ giúp cho quá trình trao đổi giữa các bên liên quan diễn ra thuận lợi, góp phần nâng cao hiệu quả công việc.
Am hiểu văn hóa, từ ngữ chuyên ngành của ngôn ngữ dịch
Am hiểu văn hóa, từ ngữ chuyên ngành sẽ cần xuất phát từ tinh thần tự giác nghiên cứu của dịch thuật viên. Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, chính vì thế sẽ có khá nhiều nét tương đồng trong văn hóa cũng như phong tục tập quán.
Tết Nguyên đán, Tết trung thu hay các ngày lễ khác, v.v đều là những nét văn hóa truyền thống khá thú vị để chúng ta tìm hiểu. Khi đi sâu hơn vào việc nghiên cứu nền văn hóa, ẩm thực hay du lịch,… chúng ta sẽ tiếp cận được nhiều từ vựng hơn, nhiều cách dùng từ hay các cấu trúc ngữ pháp được dùng trong văn phong miêu tả, v.v. đồng thời chúng ta cũng biết được cách nên dùng từ này trong ngữ cảnh nào hay dùng cấu trúc kia khi muốn diễn tả điều gì.
Xem thêm: 7 yếu tố cơ bản và cần thiết khi theo đuổi nghề dịch thuật
Lưu ý khi dịch thuật từ tiếng Việt sang tiếng Trung
Dịch đúng, chuẩn và sát nội dung
Đây là yêu cầu không chỉ đối với dịch thuật từ tiếng Việt sang tiếng Trung mà nó còn áp dụng trong mọi công việc dịch thuật song ngữ hay đa ngôn ngữ khác. Dịch thuật chuẩn sẽ đảm bảo nội dung của bản dịch được truyền tải trọn vẹn đến với người đọc. Để có thể dịch thuật sao cho chuẩn và đúng với nghĩa gốc nhất, cần có sự kết hợp của nhiều kỹ năng ngoài những kĩ năng mà Dịch thuật Apollo vừa nêu trên còn có kĩ năng tra cứu, sử dụng các phần mềm hỗ trợ dịch thuật, v.v.
Một bản dịch được cho là đạt chất lượng thì dịch đúng nội dung là yếu tố cần thiết. Xét trên trường hợp khác, một bản dịch sẽ được coi là kém chất lượng nếu nội dung của nó không đảm bảo cung cấp những thông tin mà tác giả đã viết, hay dịch quá máy móc khiến người đọc cảm thấy nhàm chán hoặc dịch quá tối nghĩa khiến người đọc, người nghe cảm thấy khó hiểu.
Vậy nên để làm nên một bản dịch chuẩn nội dung gốc, thông dịch viên sẽ cần lựa chọn về cách dùng từ, cách sắp xếp trật tự từ cho tới phương pháp dịch. Để làm được điều này, người dịch sẽ phải là người giàu kinh nghiệm, giàu kiến thức trong lĩnh vực dịch mà mình đang theo đuổi.
Diễn đạt trọn vẹn cách hành văn của văn bản gốc
Văn phong của mỗi người dịch là khác nhau tuy nhiên trong quá trình làm việc, người dịch phải đảm bảo giữ nguyên cách hành văn của tác giả, tránh việc người dịch đứng trên lập trường cá nhân và đưa cái nhìn của bản thân vào trong bản dịch. Đây là điều tối kỵ trong dịch thuật các ngôn ngữ nói chung và dịch thuật Việt- Trung nói riêng.
Ngoài ra, giữa tiếng Việt và tiếng Trung có khá nhiều nét tương đồng trong cách dùng từ thế nhưng người dịch cũng cần phải chú ý tới cách chuyển ngữ các cấu trúc ngữ pháp để đảm bảo bản dịch được đúng về mặt ngữ pháp cũng như không mắc các lỗi liên quan tới chính tả.
Tuân thủ quy trình dịch thuật từ tiếng Việt sang tiếng Trung và ngược lại
Quy trình dịch thuật từ tiếng Việt sang tiếng Trung có thể được tóm gọn trong các bước cơ bản:
- Đọc trước toàn bộ văn bản và nắm được nội dung chính mà tác giả muốn truyền tải thông qua văn bản. Qua đó xác định cách hành văn và lựa chọn phong cách dịch cho văn bản. Trong quá trình nghiên cứu nội dung, hãy đánh dấu lại những đoạn văn khó dịch. Đối với phiên dịch, phiên dịch viên có thể tìm hiểu trước về chủ đề chính của buổi làm việc cũng như thảo luận trước với diễn giả.
- Tiến hành đọc thêm lần nữa, tra cứu từ điển hoặc tìm hiểu thêm về những đoạn khó dịch.
- Tiến hành dịch thuật: Trong quá trình dịch thuật, người dịch có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ để đảm bảo bản dịch có chất lượng cao hơn.
- Sau khi bản dịch hoàn thành, người dịch tiến hành đọc lại để rà soát các lỗi về chính tả, cấu trúc ngữ pháp, lỗi diễn đạt, lỗi về ngữ nghĩa, v.v.
- Đối với các văn phòng dịch thuật chuyên nghiệp, sau khi người dịch hoàn thành công việc, bản dịch sẽ được chuyển tiếp để tiến hành các bước tiếp theo như hiệu đính, hiệu đính chuyên ngành, định dạng tài liệu và cuối cùng chính là bước kiểm tra bản dịch lần cuối trước khi bàn giao cho khách hàng.
Xem thêm: Quy trình dịch thuật chuẩn để chất lượng bản dịch chính xác
Lời kết
Trên đây, Dịch thuật Apollo đã tổng kết xong một vài kỹ năng cơ bản và những điểm cần lưu ý trong quá trình song ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Trung.
Hẹn gặp lại mọi người trong các bài viết sau!
Nếu bạn đang có nhu cầu dịch thuật tiếng Trung, hãy tham khảo dịch vụ dịch thuật của công ty Dịch thuật Apollo– địa chỉ dịch thuật đa ngôn ngữ uy tín và cam kết về chất lượng.
Lợi thế khi lựa chọn dịch thuật đa ngôn ngữ tại Công ty Dịch thuật Apollo:
- Dịch giả là giảng viên các trường đại học có tiếng, đúng chuyên ngành và chuyên sâu;
- Tương tác với mọi định dạng tài liệu;
- Hỗ trợ khách hàng 24/7;
- Giải đáp miễn phí các câu hỏi ngôn ngữ;
- Nội dung, hình thức bản dịch được chấp nhận theo yêu cầu khách hàng;
- Dữ liệu khách hàng được bảo mật tuyệt đối;
- Chi phí hợp lý, cạnh tranh, công khai và không phát sinh phí ngoại lai trong quá trình làm việc.
Quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi qua:
Gmail: dichthuatapollohanoi@gmail.com
Hotline: 0989 586 626
Địa chỉ: Số 343 Nguyễn Trãi-Thanh Xuân-Hà Nội.