Là một trong những ngành nghề có độ hot nhất nhì cũng như “khát” nhân lực trong những năm gần đây, phiên dịch luôn nằm trong top những công việc được nhiều bạn trẻ săn đón. Tuy nhiên trên thực tế, đây có phải là công việc mà ai cũng có thể làm được một cách dễ dàng hay không? Hay để trở thành một phiên dịch viên chuyên nghiệp cần có những tố chất gì? Apollo sẽ giúp mọi người trả lời những câu hỏi trên trong bài viết ngày hôm nay!
Mục lục
Phiên dịch là gì?
Phiên dịch là một lĩnh vực nằm trong dịch thuật, cho nên nó được định nghĩa khá giống với dịch thuật.
Phiên dịch hiểu đơn giản là việc chuyển đổi từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích thông qua hình thức đối thoại trực tiếp. Phiên dịch còn được gọi là thông dịch và người làm nghề phiên dịch được gọi là phiên dịch viên hay thông dịch viên.
Công việc của phiên dịch viên là chuyển đổi linh hoạt giữa hai ngôn ngữ qua hình thức nói hay đối thoại trực tiếp mà không làm mất đi hay sai lệch nội dung của câu nói gốc. Và phiên dịch viên cũng được ví như cầu nối giữa hai bên, giúp những người không cùng ngôn ngữ hiểu và giao tiếp với nhau.
Nghề phiên dịch đem lại những thuận lợi và khó khăn gì?
Thuận lợi
Thu nhập cao
Không thể phủ nhận rằng, phiên dịch viên là một trong những nghề nằm trong danh sách có mức lương được đánh giá ở mức cao và tương đối ổn định. Bên cạnh đó, mức lương cũng có sự khác nhau giữa các ngôn ngữ. Có mức thù lao rẻ nhất sẽ là các ngôn ngữ phổ biến như tiếng Anh, với các ngôn ngữ hiếm và khó như Tây Ban Nha, Đan Mạch, Hà Lan,… thì mức thù lao sẽ ở một cấp bậc khác.
Xét về nội dung dịch thì rẻ nhất là các lĩnh vực như kinh tế, xã hội và đắt nhất sẽ là dịch trong các lĩnh vực như y, dược, vũ trụ,… Còn về loại hình dịch thì dịch cabin sẽ đắt hơn dịch đuổi.
Cơ hội trau dồi kiến thức
Phiên dịch cũng là một nghề đòi hỏi việc di chuyển tương đối nhiều. Chính vì tính chất công việc như vậy, thông dịch viên sẽ có cơ hội để đi tới nhiều nơi và bản thân họ cũng phải tự tìm hiểu và đúc kết những kinh nghiệm cho chính mình về nền văn hóa và phong tục tập quán ở địa phương đó. Tự trau dồi kinh nghiệm cho bản thân cũng là một trong những yếu tố giúp cho quá trình dịch trở nên dễ dàng và tự nhiên hơn.
Tuổi nghề
Trên thực tế, phiên dịch sẽ chú trọng hơn tới kinh nghiệm cũng như kiến thức của phiên dịch viên. Chính vì thế, một phiên dịch viên có kinh nghiệm dày dặn cũng như vốn kiến thức sâu rộng chắc chắn sẽ được ưu tiên nhiều hơn cũng như có cơ hội trong việc thương lượng về mức lương dựa theo kinh nghiệm của bản thân.
Khó khăn
Áp lực cao
Những người trong nghề sẽ hiểu phiên dịch là một nghề không hề dễ thở như người bên ngoài tưởng tượng. Nhìn chung các quá trình phiên dịch luôn diễn ra trong trạng thái căng thẳng bởi thông dịch viên sẽ phải tập trung cao độ vào câu nói gốc, chuyển ngữ chỉ trong tích tắc và phải đưa ra bản dịch chỉ sau vài giây đồng hồ.
Bên cạnh đó họ cũng phải xử lý bản dịch sao cho không được mất đi nội dung gốc trong thời gian rất ngắn. Vậy nên áp lực về thời gian, áp lực về kiến thức cũng như áp lực từ những tác động môi trường xung quanh khiến cho nghề này chưa bao giờ trở nên dễ dàng.
Tính cạnh tranh lớn
Phiên dịch cũng là một ngành nghề hot được nhiều người theo học. Tuy nhiên để thực sự có thể bước chân vào con đường phiên dịch thì không phải ai cũng làm được. Nếu bạn không thực sự giỏi thì sẽ rất khó để có thể tồn tại trong giới dịch thuật. Đó chính là lý do vì sao, phiên dịch vừa là ngành có tính cạnh tranh cao và cũng là công việc có tính đào thải rất nhanh.
8 tố chất cần có để trở thành phiên dịch viên
Thông thạo ít nhất 2 ngôn ngữ
Điều kiện đầu tiên để trở thành thông dịch viên chính là bạn phải thành thạo, sử dụng ít nhất là hai ngôn ngữ, trong đó 1 ngôn ngữ là tiếng mẹ đẻ và 1 ngôn ngữ là tiếng nước ngoài. Nếu bạn làm bên phiên dịch Anh- Việt. Thì bạn phải sử dụng thành thạo tiếng Anh và tiếng Việt để việc chuyển ngữ diễn ra mạch lạc, sáng nghĩa cũng như giữ được sát nghĩa nhất của câu gốc. Và điều này cũng tương tự với các ngôn ngữ khác.
Am hiểu về văn hóa các nước
Không chỉ cần vốn từ ngữ phong phú, phiên dịch viên cũng cần có kiến thức cùng sự am hiểu về văn hóa, phong tục tập quán của vùng miền, quốc gia mà họ đi qua. Điều này sẽ giúp cho quá trình dịch được diễn ra trôi chảy cũng như tự nhiên hơn. Bên cạnh đó, việc am hiểu văn hóa cũng hạn chế gây ra những nhầm lẫn hay hiểu nhầm không đáng có giữa hai bên.
Thành thạo ngôn ngữ mẹ đẻ
Mỗi quốc gia sẽ có ngôn ngữ riêng. Chính vì thế, tiếng mẹ đẻ của quốc gia này chính là ngoại ngữ với quốc gia khác. Để quá trình chuyển ngữ diễn ra tự nhiên hơn, bản thân phiên dịch viên cũng cần sử dụng tốt các yếu tố như thành ngữ, tục ngữ, cách dùng từ, cấu trúc câu. Việc sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ cũng góp phần làm cho quá trình dịch trở nên logic, mạch lạc cũng như khiến người nghe trở nên hứng thú hơn.
Khả năng phản xạ nhanh nhạy
Khả năng phản xạ của chúng ta cũng sẽ được rèn luyện và nâng cao trong quá trình làm việc. Một trí nhớ tốt, phản xạ nhanh nhạy cùng óc phán đoán linh hoạt chính là những điều mà một phiên dịch viên chuyên nghiệp cần có. Quá trình làm việc của phiên dịch viên thường được ví “căng như dây đàn”, chính vì thế, để có thể bước chân vào nghề phiên dịch, ai cũng cần chuẩn bị sẵn tâm lý cũng như tinh thần thép cho bản thân.
Kỹ năng tra cứu
Phiên dịch không đơn thuần chỉ là nghe và nói. Lĩnh vực của phiên dịch cũng rất đa dạng: phim ảnh, y khoa, khoa học, thương mại,… Mỗi lĩnh vực lại là một vùng trời kiến thức cùng những thuật ngữ khác nhau, mà trong đó, phiên dịch viên sẽ gặp không ít các từ mà bản thân họ chưa gặp bao giờ. Vậy nên để có thể hoàn thiện 100% bản dịch cũng như nâng cao trình độ của bản thân, phiên dịch viên cần phải có kỹ năng tra cứu để có thể ứng biến với những tình huống về ngữ nghĩa của từ có thể xảy ra.
Tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi cái mới
Phiên dịch là nghề có tính cạnh tranh cũng như đào thải rất nhanh. Chính vì thế, nếu không học hỏi cũng như làm mới kiến thức của bản thân, thông dịch viên sẽ rất khó có thể tồn tại trong nghề.
Cùng với đó, khi xã hội ngày càng phát triển kéo theo quá trình hội nhập diễn ra càng nhanh và mạnh hơn. Đây sẽ vừa là thách thức, vừa là cơ hội để những người làm phiên dịch nói riêng và dịch thuật nói chung thực hiện ước mơ của mình. Không ngừng học hỏi để làm mới mình cũng như mở rộng vốn kiến thức cho bản thân cũng là một cách giúp chúng ta nâng cao được vị trí cũng như khả năng cạnh tranh trong nghề.
Có trách nhiệm với công việc
Công việc nào cũng vậy, đòi hỏi người thực hiện phải có trách nhiệm hoàn thành chúng. Thông dịch viên cũng cần đặt bản thân mình vào vị trí của người nghe để có thể đánh giá được chất lượng công việc mà mình đang thực hiện cũng như phát hiện những lỗi sai để bản thân có thể sửa chữa kịp thời. Hãy kiểm tra thật kỹ lưỡng những chi tiết dù là nhỏ nhất ở trước, trong và ngay cả sau buổi dịch đã hoàn thành.
Thành thạo công nghệ thông tin
Để có một sản phẩm dịch chất lượng, sau khi hoàn thành xong quá trình dịch, phiên dịch viên cũng cần phải trình bày lại nội dung buổi phiên dịch nếu đối tác yêu cầu. Chính vì thế, việc sử dụng thành thạo công nghệ thông tin sẽ giúp cho bản dịch trở nên trau chuốt hơn cũng như có hình thức bắt mắt người nhìn hơn. Một bản dịch có chất lượng cả về nội dung và hình thức cũng là yếu tố để đối tác đánh giá mức độ chuyên nghiệp trong công việc của bạn.
Lời kết
Qua bài viết, Apollo đã chia sẻ tới bạn đọc những kiến thức cơ bản về phiên dịch cũng như để theo đuổi nghề phiên dịch, bản thân mỗi người cần có những tố chất gì. Nhìn chung, công việc nào cũng vậy, ngành nghề nào cũng vậy, bên cạnh đam mê và sự hứng thú, chúng ta cũng cần phải có lòng kiên trì cũng như không ngừng học hỏi để theo đuổi sự thành công.
Dịch thuật Apollo là một địa chỉ dịch thuật, dịch thuật công chứng uy tín, hàng đầu tại Hà Nội.
Khách hàng có nhu cầu có thể gửi tài liệu cần dịch thuật công chứng qua mail: dichthuatapollohanoi@gmail.com. Ngoài ra, quý khách hàng cũng có thể trực tiếp đem hồ sơ qua văn phòng dịch thuật công chứng của chúng tôi tại địa chỉ: SỐ 343 NGUYỄN TRÃI- THANH XUÂN- HÀ NỘI.
Hoặc liên hệ qua số hotline: 0989 58 6626 để được hỗ trợ nhanh và tận tình nhất.
Apollo rất hân hạnh tiếp đón!