Loading...

Những tố chất cần có của một thông dịch viên chuyên nghiệp

Nhu cầu tuyển dụng nhân sự liên quan đến thông dịch ngày càng nhiều. Vậy thông dịch là gì, bao gồm những hình thức nào? Thông dịch viên là gì và những tố chất cần có để trở thành một thông dịch viên chuyên nghiệp? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu nhé!

Thông dịch là gì?

Thông dịch là quá trình chuyển đổi nội dung của văn bản nói (như bài phát biểu, bài thuyết trình,…) từ ngôn ngữ gốc sang một hoặc nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trong đó, bản dịch có thể được phát song song cùng với bản gốc hoặc ngay sau bản gốc.

Do tính chất đặc thù của công việc, thông dịch viên không chỉ cần chuyển ngữ một cách khách quan và chính xác, mà còn phải có trí nhớ tốt và tư duy nhạy bén để có thể xử lý thông tin chỉ trong thời gian ngắn. Tùy theo ngữ điệu, ngữ cảnh, mục đích của người nói mà thông dịch viên sẽ lựa chọn từ ngữ phù hợp để truyền tải thông tin đến người nghe, sao cho vẫn đảm bảo phù hợp về các yếu tố như văn hóa, phong tục tập quán,…

Thông dịch là gì?

Thông dịch viên là gì? Những công việc cần làm của một thông dịch viên

Hãy cùng mình tìm hiểu nhé!

Thông dịch viên là gì?

Từ khái niệm thông dịch, ta có thể hiểu thông dịch viên là người đóng vai trò như cầu nối, có trách nhiệm chuyển đổi nội dung của ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ mới và truyền tải thông tin đến người nghe. 

Những nội dung thông tin mà thông dịch viên truyền tải không chỉ cần đảm bảo độ chính xác, đầy đủ và khách quan, mà còn phải phù hợp với ngữ cảnh, thể hiện được thông điệp, mục đích, văn hóa,… đã được trình bày trong nội dung gốc.

Thông dịch viên là gì?

Công việc của thông dịch viên

Thông dịch viên có tầm quan trọng nhất định đến các cuộc hội thảo, hội nghị. Vậy cụ thể công việc của thông dịch viên bao gồm những gì?

  • Dịch thuật nội dung của các cuộc họp, hội nghị, đàm phán,… giữa các bên
  • Chuyển đổi thông tin từ ngôn ngữ gốc sang một hoặc nhiều ngôn ngữ mới
  • Truyền tải thông điệp và phong cách của ngôn ngữ gốc sao cho rõ ràng và dễ hiểu đối với người nghe, đảm bảo bám sát nội dung, ngữ cảnh của ngôn ngữ gốc
  • Kịp thời nắm bắt, ghi nhớ đầy đủ thông tin và dịch thuật một cách nhanh chóng
  • Hỗ trợ và thực hiện các yêu cầu của đối tác, khách hàng trong quá trình thông dịch
  • Ngoài ra, thông dịch viên còn có thể đảm nhận một số công việc khác như: Lập báo cáo cho cấp trên, dịch thuật tài liệu, văn bản viết,…
Công việc của thông dịch viên

Thông dịch gồm có những hình thức nào?

Các hình thức của thông dịch khá đa dạng. Trong đó, ta có thể kể đến 5 hình thức phổ biến nhất, bao gồm:

  • Thông dịch nối tiếp: Đây là hình thức thông dịch mà người nói sẽ trình bày nội dung của bài phát biểu (thường là nội dung tương đối dài), sau đó sẽ dừng khoảng 1 – 5 phút. Thông dịch viên sẽ dựa vào nội dung của văn bản gốc để chuyển đổi sang ngôn ngữ mới.
  • Thông dịch tháp tùng: Đối với hình thức này, thông dịch viên phải luôn di chuyển, theo sát người nói trong quá trình làm việc, để kịp thời tiếp nhận thông tin cũng như thuận tiện cho việc chuyển ngữ.
  • Thông dịch đàm phán: Thông dịch viên sẽ đóng vai trò là người kết nối, có tầm ảnh hưởng quan trọng đến thành công của cuộc đàm phán. Hình thức thông dịch này được áp dụng khá phổ biến trong các hội nghị, hoặc đàm phán giữa các cá nhân hay tổ chức.
  • Thông dịch thầm: Đối với hình thức thông dịch thầm, thông dịch viên không được sử dụng micro mà chỉ được phép ngồi cạnh đối tác, khách hàng và trao đổi thầm với người nghe.
  • Thông dịch cabin: Thông dịch cabin được xem là hình thức thông dịch khó nhất. Bởi vì trong quá trình làm việc, khi người phát biểu trình bày nội dung đến đâu thì thông dịch viên sẽ phải chuyển ngữ đến đấy, nhằm đảm bảo cho việc truyền tải thông tin đầy đủ và nhanh chóng đến người nghe. Hình thức này thường được áp dụng trong các sự kiện quan trọng như cuộc họp, hội thảo, hội nghị,…
Thông dịch gồm có những hình thức nào?

Để trở thành thông dịch viên cần đáp ứng yêu cầu, kỹ năng gì?

Ngoại ngữ là một trong những kỹ năng quan trọng mà bất cứ ai cũng cần phải trau dồi nếu muốn tìm kiếm một công việc đem lại thu nhập cao và cơ hội thăng tiến nhanh chóng. Thông dịch viên cũng dần trở thành một ngành nghề được nhiều người lựa chọn, đặc biệt là các bạn trẻ. Tuy nhiên, nếu muốn trở thành một thông dịch viên chuyên nghiệp thì bạn cần phải bổ sung thêm nhiều kỹ năng khác nhau:

Kỹ năng giao tiếp

Hầu như công việc nào cũng cần đến kỹ năng này. Giao tiếp không chỉ đơn thuần là sự trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe, mà còn đòi hỏi mỗi người phải có khả năng lắng nghe, đặt câu hỏi, cũng như cách ứng xử, giải quyết tình huống. 

Kỹ năng giao tiếp đặc biệt quan trọng trong quá trình thông dịch. Bởi thông dịch viên cần phải tập trung cao độ để lắng nghe, tổng hợp và xử lý thông tin, sau đó lựa chọn từ ngữ phù hợp để chuyển đổi ngôn ngữ một cách kịp thời chỉ trong thời gian ngắn.

Kỹ năng giao tiếp

Sử dụng lưu loát nhiều ngôn ngữ khác nhau

Thông dịch viên cần phải thành thạo ít nhất 2 ngôn ngữ. Thành thạo ở đây không chỉ giới hạn ở các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết, vốn từ vựng hay ngữ pháp mà còn được thể hiện ở sự am hiểu về phong cách ngôn ngữ, cách sử dụng tục ngữ, thành ngữ,…

Đối với công việc thông dịch, khi chuyển đổi thông tin sang ngôn ngữ mới, ngoài yếu tố khách quan và chính xác thì thông dịch viên cũng cần lưu ý thêm một số yếu tố như ngữ điệu, phong cách ngôn ngữ, ngữ cảnh,… nhằm đảm bảo nội dung bản dịch bám sát theo văn bản gốc.

Sử dụng lưu loát nhiều ngôn ngữ khác nhau

Kiến thức chuyên môn

Ngoài kỹ năng ngoại ngữ thì việc am hiểu về các lĩnh vực, trau dồi kiến thức chuyên ngành cũng rất quan trọng. Mỗi thông dịch viên sẽ có những kiến thức chuyên môn khác nhau và làm việc trong một lĩnh vực nhất định như: Văn hóa, nghệ thuật, kinh tế, tài chính,… 

Chính vì vậy, nếu bạn muốn gắn bó lâu dài và gặt hái thành công trong công việc thì đừng quên học hỏi, tìm hiểu thêm kiến thức chuyên ngành để bổ sung thêm vốn hiểu biết cho bản thân nhé!

Có thể chịu áp lực cao trong công việc

Mỗi công việc đều có những đặc thù và thách thức riêng. Nghề thông dịch cũng không phải là ngoại lệ. Đây là ngành nghề có mức độ cạnh tranh cao. Do đó, thông dịch viên cũng phải đối mặt với rất nhiều áp lực trong công việc.

Để có thể ứng biến và xử lý tình huống một cách kịp thời, khéo léo, thông dịch viên cần phải thích nghi với môi trường làm việc, cũng như giữ được tâm lý bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống. Đồng thời, cần duy trì được khả năng kết nối giữa người nói với người nghe và tư duy nhạy bén trong việc lắng nghe, tổng hợp thông tin.

Có thể chịu áp lực cao trong công việc

Kỹ năng tự học

Kỹ năng tự học giúp mỗi người có thể tự tổng hợp, trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn phục vụ cho công việc. Thông dịch là ngành nghề đòi hỏi vốn hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, cũng như kết hợp linh hoạt những kỹ năng về ngoại ngữ, giao tiếp, xử lý tình huống,…

Để trở thành một thông dịch viên chuyên nghiệp, bạn không chỉ cần thông thạo ngoại ngữ mà còn phải có sự kiên trì với nghề, không ngại trau dồi và học hỏi thêm nhiều kiến thức mới. Đây là hành trang quan trọng để bạn có thể phát triển toàn diện và đạt được thành công trong công việc.

Mức thu nhập của thông dịch viên là bao nhiêu?

Công việc thông dịch rất đa dạng. Trong đó, thông dịch tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Trung, tiếng Nhật có thể được xem là phổ biến nhất. Tương ứng với mỗi công việc, mức thu nhập hằng tháng mà thông dịch viên nhận được là khác nhau.

Nhìn chung, mức lương của thông dịch viên dao động trong khoảng từ 15 – hơn 20 triệu đồng/tháng. Con số này có thể tăng đến hàng chục triệu đồng nếu bạn là người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, có trình độ chuyên môn cao và tham gia nhiều sự kiện có quy mô lớn.

Với mức thu nhập cao, cùng với đó là triển vọng nghề nghiệp rộng mở, không có gì khó hiểu khi thông dịch trở thành một trong những công việc được đông đảo mọi người theo đuổi.

Mức thu nhập của thông dịch viên là bao nhiêu?

Tìm công việc thông dịch có khó không?

Nhiều bạn trẻ hiện nay có xu hướng lựa chọn các ngành nghề đòi hỏi trình độ ngoại ngữ cao, mặc dù đi kèm với đó là mức độ áp lực và tỷ lệ cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể dễ dàng tìm kiếm, ứng tuyển vào vị trí thông dịch tại các công ty, doanh nghiệp với quy mô lớn, vừa hoặc nhỏ, tùy theo năng lực và trình độ chuyên môn của mình.

Một số website hỗ trợ tìm kiếm việc làm mà bạn có thể tham khảo là:

  • Glints
  • TopCV
  • YBox
  • VietnamWorks
  • Việc Làm 24h
  • CareerBuilder
  • JobsGO…

Ưu điểm khi ứng tuyển trên các trang web này là sự tiện lợi và nhanh chóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn công việc full time, part-time hoặc freelancer tùy theo mục đích, nhu cầu của mình, cũng như tham khảo chi tiết yêu cầu, mô tả công việc và mức lương tương ứng với vị trí thông dịch viên.

Tìm công việc thông dịch có khó không?

Biên dịch và thông dịch khác nhau như thế nào?

Vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu khái niệm biên dịch. Vậy biên dịch và thông dịch khác nhau như thế nào? Phân biệt thông dịch và biên dịch dựa trên những tiêu chí nào?

  • Về định dạng ngôn ngữ: Ngôn ngữ của thông dịch là ngôn ngữ nói, trong khi đó biên dịch cần sử dụng ngôn ngữ viết.
  • Cách thức và tốc độ truyền tải thông tin: Đối với hình thức thông dịch, thông dịch viên sẽ chuyển ngữ song song với văn bản gốc hoặc ở thời điểm ngay sau văn bản gốc. Còn quá trình biên dịch thì diễn ra lâu hơn, bởi vì biên dịch viên cần có thời gian tra cứu tài liệu, sử dụng các công cụ hỗ trợ để hoàn thành bản dịch một cách chính xác và đầy đủ.
  • Hình thức triển khai công việc: Biên dịch viên có thể làm việc theo nhóm để thuận tiện cho việc trao đổi và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên. Trong khi đó, thông dịch viên thường làm việc độc lập vì tính chất công việc đòi hỏi phải chuyển ngữ nhanh chóng chỉ trong một thời gian ngắn.
  • Về mức độ chuẩn xác: Vì biên dịch viên có nhiều thời gian để tra cứu tài liệu và dịch thuật nội dung văn bản nên yêu cầu về mức độ chuẩn xác là rất cao, cần đảm bảo dịch đúng văn phong, ngữ pháp cũng như các thuật ngữ chuyên môn,… Còn thông dịch viên vì phải đảm bảo tốc độ chuyển ngữ nhanh, kịp thời nên yêu cầu về tính chuẩn xác không khắt khe bằng.
  • Về tính đa chiều trong quá trình chuyển ngữ: Biên dịch viên thường sẽ dịch thuật nội dung theo một chiều, trong một số dự án họ cũng có thể dịch qua lại giữa 2 ngôn ngữ khác nhau. Trong khi thông dịch viên thường phải dịch thuật qua lại giữa 2 ngôn ngữ trong các buổi họp, hội thảo, hội nghị,… nên cần thông thạo cả 2 ngôn ngữ này.
  • Công cụ hỗ trợ: Thời gian dịch thuật dài cho phép biên dịch viên có thể sử dụng từ điển, phần mềm biên dịch thuật,… nhằm đảm bảo nội dung được chuyển ngữ một cách đầy đủ, khách quan và chuẩn xác nhất. Còn đối với thông dịch viên, vì thời gian dịch thuật nội dung tương đối ngắn nên họ phải dựa vào kinh nghiệm, khả năng tổng hợp và xử lý thông tin cùng những kỹ năng chuyên môn của mình để hoàn thành công việc, mà không có sự hỗ trợ của bất cứ công cụ nào.

Qua bài viết trên của Dịch thuật Apollo, chắc hẳn các bạn đã nắm rõ được một số thông tin cơ bản về thông dịch, mức thu nhập, những yêu cầu về kỹ năng chuyên môn mà thông dịch viên cần phải đáp ứng, cũng như biết cách phân biệt thông dịch và biên dịch. Chúc các bạn luôn kiên trì theo đuổi đam mê và gặt hái nhiều thành công với công việc thông dịch.

Bạn cần hỗ trợ?