Loading...

14 ngôn ngữ khó nhất thế giới và tiêu chí đánh giá mức độ

Mỗi quốc gia đều có một ngôn ngữ, hệ thống ngữ pháp riêng. Vậy ngôn ngữ khó nhất thế giới bao gồm những ngôn ngữ nào? Thời gian để sử dụng thành thạo một ngôn ngữ là bao lâu? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn. Hãy cùng Dịch thuật Apollo tìm hiểu rõ hơn nhé!

Những ngôn ngữ khó nhất thế giới

Cùng điểm qua top 14 ngôn ngữ khó nhất trên thới giới

Tiếng Ả Rập

Tiếng Ả Rập có hệ thống chữ viết rất phức tạp, gồm 28 chữ cái được viết từ phải sang trái. Khi học ngôn ngữ khó này, bạn sẽ phải ghi nhớ những nét chữ tượng hình với nhiều dấu móc câu. Độ khó của tiếng Ả Rập chỉ xếp sau tiếng Trung. 

Bên cạnh đó, cấu tạo của từ vựng cũng rất phong phú với nhiều biến thể và quy tắc khác nhau. Một từ gốc có thể sinh ra nhiều động từ và danh từ không tương đồng về nghĩa. Người học có thể gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý nghĩa của câu.

Tiếng Ả Rập

Tiếng Nhật 

Tiếng Nhật được xem là ngôn ngữ khó biểu đạt cảm xúc nhất trong các nhóm ngôn ngữ khó. Về chữ viết, ngôn ngữ này sử dụng 3 hệ thống chữ viết là Kanji (chữ Hán), Hiragana và Katakana. Trong đó, Kanji là hệ thống phức tạp nhất với khoảng 2000 ký tự thông dụng.

Bên cạnh đó, tiếng Nhật còn có hệ thống âm thanh phong phú với nhiều âm đơn và âm ghép. Một từ có thể hàm chứa nhiều ý nghĩa khác nhau. Do đó, người học cần nắm vững cách phát âm trong từng ngữ cảnh. Ngoài ra, hệ thống ngữ pháp của tiếng Nhật cũng có nhiều quy tắc chặt chẽ. Cách sắp xếp từ và cấu trúc của câu hoàn toàn khác với ngôn ngữ phương Tây.

Tiếng Nhật

Tiếng Hàn

Ngoài tiếng Trung, tiếng Ả Rập và tiếng Nhật, tiếng Hàn cũng nằm trong top ngôn ngữ khó nhất thế giới. Tiếng Hàn sử dụng hệ thống chữ viết Hangul với 10 nguyên âm và 14 phụ âm, cùng hệ thống chữ Hanja. Ngữ pháp trong tiếng Hàn cũng có nhiều quy tắc về cấu trúc câu.

Tương tự tiếng Nhật và tiếng Trung, tiếng Hàn có nhiều âm thanh khác nhau. Rất khó để người học có thể ghi nhớ chính xác từ vựng và ngữ pháp của ngôn ngữ khó này. Bạn phải mất ít nhất là 2 năm thì mới có thể sử dụng thành thạo tiếng Hàn.

Tiếng Hàn

Tiếng Nga

Tiếng Nga sử dụng hệ thống chữ cái Cyrillic với 33 ký tự, bao gồm 31 chữ cái và 2 dấu. Một điều đặc biệt trong tiếng Nga đó là các danh từ, đại từ và tính từ được chia thành 3 giống: giống đực, giống cái và giống trung. Để xác định được giống của từ, người học cần căn cứ vào quy tắc từ vựng, hậu tố… Trong trường hợp đặc biệt, có một số từ vựng không tuân theo quy tắc.

Để ghi nhớ từ vựng dễ dàng hơn, bạn nên kết hợp sử dụng từ điển để tra nghĩa và xác định giống của từ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần học kỹ cách phát âm và nhấn trọng âm, vì nếu phát âm không chuẩn có thể khiến cho người nghe hiểu sai nghĩa của từ. Để sử dụng thành thạo ngôn ngữ khó này, người học phải mất ít nhất là 3 năm.

Tiếng Nga

Tiếng Ba Lan

Ngôn ngữ Ba Lan nằm trong số những ngôn ngữ khó nhất thế giới, thuộc nhánh miền Tây của nhóm ngôn ngữ gốc Slav. Khi học tiếng Ba Lan, người học cần phải nắm vững ngữ pháp. Danh từ trong tiếng Ba Lan được chia theo 3 giới tính: Đực, cái và lưỡng tĩnh. Bên cạnh đó, tính từ được chia thành nhiều trường hợp khác nhau. 

Bảng chữ cái của ngôn ngữ Ba Lan có 95% là nguyên âm. Rất nhiều từ vựng có nguồn gốc Latin. Để học tiếng Ba Lan một cách có hiệu quả, bạn nên kết hợp học trong tài liệu, sách vở và nghe podcast, xem các bộ phim tiếng Ba Lan để ghi nhớ từ vựng và ngữ pháp dễ dàng hơn.

Tiếng Thái 

Hệ thống chữ cái trong tiếng Thái có sự vay mượn từ nhiều ngôn ngữ khó khác nhau như tiếng Khmer cổ, tiếng Phạn và tiếng Bali. Do đó, ngôn ngữ khó này có nét tương đồng với tiếng Lào, tiếng Môn và tiếng Khmer. 

Tiếng Thái sử dụng bảng chữ viết Akson Thai, bao gồm 44 chữ cái và được viết từ trái sang phải. Bên cạnh đó, tiếng Thái còn có hệ thống âm thanh, thanh điệu phức tạp gồm thanh tăng, thanh trầm, thanh hỏi, thanh sắc và không thanh. Khi mới bắt đầu học ngôn ngữ khó này, bạn có thể gặp khó khăn trong việc phân biệt các âm thanh. Âm điệu khác nhau có thể làm thay đổi ý nghĩa của từ ngữ trong câu. 

Tiếng Thái

Tiếng Việt 

Câu nói “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” đã cho thấy được sự phức tạp của tiếng Việt về cấu trúc ngữ pháp, hệ thống từ vựng và thanh điệu. Tiếng Việt, hay Việt ngữ là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam, được sử dụng bởi khoảng 85% dân số Việt Nam và hơn 4 triệu người Việt sinh sống ở nước ngoài.

Tiếng Việt không sử dụng quá nhiều phụ tố, tuy nhiên vẫn có hệ thống thanh điệu tương tự tiếng Thái cổ. Trải qua hơn 4000 năm lịch sử của dân tộc, tiếng Việt ngày càng phát triển và phong phú hơn. Hệ thống từ vựng của tiếng Việt rất đa dạng, bao gồm từ thuần Việt, từ Hán Việt và từ mượn (có nguồn gốc từ phương Tây).

Ngoài ra, tiếng Việt còn sử dụng bảng chữ viết Latin gồm 29 chữ cái được viết từ trái sang phải và có 6 thanh (dấu trên chữ viết): Sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, ngang. Sự phong phú về mặt thanh điệu đã tạo nên sự linh hoạt và đa dạng về nghĩa của từ vựng trong tiếng Việt. 

Tiếng Việt

Tiếng Ấn Độ

Ấn Độ là quốc gia có đến 22 ngôn ngữ khó khác nhau. Trong đó, tiếng Hindi và tiếng Anh được coi là 2 ngôn ngữ chính thức và được sử dụng phổ biến. Tất cả các ngôn ngữ của Ấn Độ được chia thành 2 loại lớn: Ấn – Aryan và Dravidian. 

Tiếng Ấn Độ bao gồm 8 nguyên âm. Khi học ngôn ngữ này, bạn cần lưu ý một số cụm phụ âm và quy tắc phát âm của từ. Ngôn ngữ Ấn Độ đều tượng thanh và sử dụng cùng một bảng chữ cái. Sự phức tạp trong cấu trúc ngữ pháp, ngữ âm và sự phong phú, đa dạng về mặt ngôn ngữ đã làm cho tiếng Ấn trở thành một trong những ngôn ngữ khó học nhất thế giới.

Tiếng Hungary 

Tiếng Hungary bao gồm 14 nguyên âm và 18 cách ngữ đặc biệt. Người học thường gặp khó khăn trong việc nhận biết cách phát âm của từng âm thanh. 

Về từ vựng và cấu trúc ngữ pháp, tiếng Hungary có rất nhiều quy tắc khác nhau. Ngôn ngữ khó này sử dụng cả tiếng Ural và các từ mới được tạo ra từ ngôn ngữ hiện đại. Để thông thạo tiếng Hungary, bạn cần phải học hệ thống từ vựng phong phú và nắm vững cách sử dụng từ trong từng ngữ cảnh.

Tiếng Hungary

Tiếng Hy Lạp

Tiếng Hy Lạp thuộc hệ ngôn ngữ Ấn – Âu. Đây cũng là ngôn ngữ khó có lịch sử kéo dài suốt 34 thế kỷ. Bảng chữ cái Hy Lạp có nguồn gốc từ bảng chữ cái Phoenicia, sau này trở thành cơ sở cho các hệ chữ như: Armenia, Lainh, Goth, Kirin, Copt…

Hiện tại, tiếng Hy Lạp được công nhận là một trong 24 ngôn ngữ chính của Liên minh châu Âu và được hơn 13 triệu người sử dụng phổ biến tại các nước: Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Síp, Ý, Albania. Tiếng Hy Lạp có hệ thống phụ tố, biến tố phức tạp. Do đó, có không ít người học gặp khó khăn khi làm quen với ngôn ngữ này.

Tiếng Iceland

Tiếng Iceland nằm trong nhóm ngôn ngữ Bắc German, thuộc họ ngôn ngữ Ấn – Âu. Tiếng Iceland có rất nhiều từ cổ và hệ thống ngữ pháp phức tạp. Bên cạnh đó, cách phát âm của tiếng Iceland rất nặng, không dựa vào quy tắc ngôn ngữ khó mà chủ yếu căn cứ trên yếu tố lịch sử. Do đó, rất khó để người học có thể thành thạo ngôn ngữ khó này.

Vì đây không phải là ngôn ngữ khó phổ biến và được ưa chuộng trên thế giới nên có rất ít giáo trình, tài liệu dạy về tiếng Iceland.

Tiếng Iceland

Tiếng Na Uy

Tiếng Na Uy có nguồn gốc từ ngôn ngữ Bắc Âu cổ và thuộc nhóm 3 ngôn ngữ Scandinavia (bao gồm tiếng tiếng Thụy Điển và Đan Mạch). Tiếng Na Uy sử dụng hệ chữ cái Latin và bổ sung thêm 3 nguyên âm: ø, æ, å. Do đó, có một số từ vựng trong tiếng Na Uy có nét tương đồng với tiếng Anh. 

Tiếng Na Uy có số lượng từ vựng tương đối ít. Người học chủ yếu ghép các từ đơn lại với nhau để tạo thành một từ mới. Để thành thạo ngôn ngữ khó này, bạn cần nắm vững những từ cơ bản và cấu trúc câu, đồng thời thường xuyên luyện tập và kết hợp nhiều phương pháp học khác nhau (học qua tài liệu, phim ảnh, nghe nhạc…).

Tiếng Phần Lan

Tiếng Phần Lan cũng nằm trong số những ngôn ngữ khó học nhất thế giới. Để sử dụng được ngôn ngữ này, người học cần phải nắm vững hệ thống từ vựng đa dạng, ngữ pháp, cách phát âm trong từng ngữ cảnh cũng như các yếu tố về văn hóa. 

Tiếng Phần Lan sử dụng bảng chữ viết Latin cùng một số ký tự đặc biệt và chữ viết phương Bắc trong các văn bản cổ. Rất khó để bạn có thể nhận diện được ký tự và cách phát âm chính xác. 

Cấu trúc ngữ pháp của tiếng Phần Lan có nhiều quy tắc về cách sắp xếp thứ tự của từ, cấu trúc câu. Bên cạnh đó, ngôn ngữ khó này còn có hệ thống biến thể từ đa dạng với nhiều hình thức khác nhau.

Tiếng Phần Lan

Xem thêm: Học một ngôn ngữ mới và 5 điều bạn cần biết

Thời gian để thành thạo một ngôn ngữ là bao lâu?

Đối với những ai vừa mới bắt đầu học một ngôn ngữ mới, thông thường bạn sẽ phải mất từ 10 – 12 tháng để tìm hiểu và làm quen với ngôn ngữ đó. Thời gian để sử dụng thành thạo ngoại ngữ còn tùy thuộc vào độ khó về mặt cấu trúc ngữ pháp, hệ thống từ vựng, ngữ âm, thanh điệu của ngôn ngữ.

Với những ngôn ngữ như tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Phần Lan, bạn phải mất tối thiểu là 1 năm thì mới có thể đọc, viết thành thạo. Trong khi đó, thời gian học tiếng Trung, tiếng Ả Rập, tiếng Nhật, tiếng Nga… thường kéo dài hơn, có thể mất hơn 2 năm.

Để có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ, bạn cần có sự kiên trì và rèn luyện thói quen tự học, kết hợp luyện tập 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết. Ngoài những kiến thức trong sách vở, người học cũng có thể trau dồi vốn từ vựng, ngữ pháp bằng cách xem video, nghe nhạc, đọc sách báo bằng ngoại ngữ…

Thời gian để thành thạo một ngôn ngữ là bao lâu?

Đánh giá độ khó của ngôn ngữ dựa trên tiêu chí nào?

Ta có thể căn cứ vào các yếu tố như từ vựng, chữ viết, ngữ pháp, ngữ âm… để đánh giá mức độ phức tạp của một ngôn ngữ.

  • Hệ thống từ vựng: Số lượng từ vựng và sự đa dạng về nghĩa của từ có thể phản ánh độ khó của từng ngôn ngữ. Những ngôn ngữ phức tạp thường có các từ đa nghĩa, hệ thống từ loại phức tạp và được vay mượn từ nhiều ngôn ngữ khác nhau. 
  • Chữ viết: Mỗi quốc gia sẽ có những tiêu chuẩn riêng về hệ thống chữ viết. Ví dụ, Việt Nam, Anh, Mỹ… sử dụng bảng chữ cái Latin. Trong khi đó, những nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản sử dụng Hán tự, các ký tự Hangul, Kanji… Sự phức tạp về chữ viết, quy tắc ngôn ngữ dẫn đến sự khác biệt về độ khó của từng ngôn ngữ.
  • Ngữ pháp: Những ngôn ngữ khó nhất thế giới thường có hệ thống ngữ pháp phức tạp với rất nhiều quy tắc. Bên cạnh đó, cách sắp xếp từ ngữ, cấu trúc câu cũng có sự biến thể, đòi hỏi người học phải ghi nhớ và nắm vững cách sử dụng ngữ pháp trong từng trường hợp cụ thể, để tránh gây hiểu lầm về nghĩa của câu.
  • Ngữ âm: Mỗi ngôn ngữ đều có những quy tắc riêng về hệ thống thanh điệu và ngữ âm. Cùng là một từ ngữ, nếu cách phát âm và sử dụng thanh điệu khác nhau thì có thể mang một ý nghĩa khác. Điều này cũng gây khó khăn cho người học trong việc nhận diện và phân biệt ngữ âm của từ ngữ trong câu. Số lượng và cách phân bố của các âm thanh ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng nghe – hiểu và phát âm ngôn ngữ một cách chuẩn xác. 
  • Yếu tố văn hóa, lịch sử: Ngoài những quy tắc về từ vựng, ngữ pháp, người học cũng cần có sự am hiểu về văn hóa, lịch sử của ngôn ngữ. Trong một số trường hợp đặc biệt, ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày có thể không dựa trên một nguyên tắc nhất định, mà căn cứ vào yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán của từng quốc gia, khu vực (Ví dụ: Thành ngữ, tiếng lóng).

Mong rằng với những chia sẻ trên, bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin thú vị và bổ ích về những ngôn ngữ khó nhất thế giới. Đừng quên cập nhật các bài viết mới nhất tại địa chỉ Dichthuatapollo.com các bạn nhé!

Bạn cần hỗ trợ?