Loading...

6 tips nâng cao tập trung khi học tiếng Anh mà bạn nên thử

Học tiếng Anh cần một quá trình dài, quá trình ấy có thể tính bằng tháng, thậm chí là vài năm tùy theo mục đích sử dụng của từng người. Tuy nhiên, việc học nói chung và học tiếng Anh nói riêng chẳng phải là một hành trình đơn giản như nhiều người hay nghĩ. Không ít người thường rơi vào tình trạng mất tập trung, hay ngáp ngắn ngáp dài hoặc học trước quên sau khiến cho công sức học trở nên công cốc. Vậy thì bạn có tò mò về những tips giúp nâng cao khả năng tập trung khi học tiếng Anh hay không? Apollo sẽ bật mí trong bài viết ngày hôm nay nhé!

tips nâng cao tập trung khi học tiếng Anh

Đâu là lý do khiến bạn mất tập trung khi học tiếng Anh?

Trước khi đi vào phần chính của bài, hãy lướt qua một chút về những nguyên nhân khiến bạn dễ mất tập trung khi học tiếng Anh đã nhé!

Có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tập trung khi làm việc của chúng ta.

Trong quá trình ngồi vào bàn học, chưa chắc chúng ta đã có thể mở sách vở và cầm giấy bút lên ngay lập tức. Đặc biệt với những người mới bắt đầu làm quen với quá trình tự học, họ rất dễ vướng vào một vài tác nhân như:

  • Điện thoại.

Chính xác, đây chính là nguyên nhân thuộc top đầu những thứ khiến tâm trí chúng ta xao nhãng đi việc học. Khi ngồi vào bàn học, chúng ta check thông báo điện thoại rồi lại tắt đi, 5 phút sau lại mở lên xem có thông báo gì mới không hay có tin tức gì hay ho không? Rất có thể đây chẳng phải là tình trạng mà 1, 2 người gặp phải.

Không ai có thể phủ nhận sự tiện lợi và hữu ích khi sử dụng các thiết bị công nghệ phục vụ cho việc học. Tuy nhiên hãy sử dụng ở mức độ và tần suất hợp lý vì theo thói quen cũ, chúng ta rất dễ rơi vào vòng xoáy của việc nghiện sử dụng điện thoại, máy tính hay các thiết bị điện tử tương tự.

nguyên nhân gây mất tập trung
  • Sự chủ quan.

Việc chúng ta đặt niềm tin vào bản thân khi làm việc là điều tốt tuy nhiên khi sự tin tưởng được đặt hơi quá mức, điều đó rất dễ biến thành sự chủ quan. Sự chủ quan không khiến năng suất của chúng ta đi lên mà ở chiều ngược lạc, nó đánh lừa bộ não rằng việc đang làm tới đây rất dễ, chẳng có gì đáng bận tâm. Và cũng chính từ lý do đó khiến chúng ta mất tập trung vào công việc hay làm việc này nhưng tinh thần lại nghĩ tới việc khác.

  • Không có phương pháp học tập đúng đắn, thiếu kỷ luật.

Phương pháp học tập giống như kim chỉ nam giúp chúng ta định hướng được con đường bản thân sẽ đi. Tự học đặc biệt là học tiếng Anh là cả một vùng trời bao la, nếu không có phương pháp học tập đúng đắn, chúng ta rất dễ bị lạc đường, mất phương hướng thậm chí là bỏ cuộc ngay từ những bước xuất phát đầu tiên.

Hơn nữa, làm việc tùy hứng nhưng vẫn đạt được thành công không phải là điều mà ai cũng có thể làm được. Kỷ thuật, ý thức tự giác là những yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình rèn luyện bản thân. Nếu bản thân không có kỷ luật, rất có thể bản thân sẽ ở trong trạng thái trì hoãn, và chẳng thể theo kịp sự nỗ lực của người khác.

  • Các vấn đề về tâm lý.

Các vấn đề tâm lý khiến chúng ta trở nên xao nhãng như: căng thẳng, stress, mệt mỏi, lo âu,… không còn là những tình trạng hiếm gặp ở con người hiện nay. Tâm lý bất ổn cũng là một trong những nguyên nhân khiến chúng ta không thể tập trung cao độ trong công việc và học tập.

Đặc biệt, nếu tình trạng này diễn ra trong khoảng thời gian dài, nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của chúng ta. Nếu gặp phải những dấu hiệu liên quan tới các vấn đề về tâm lý, điều bạn nên làm là điều chỉnh lại lối sống sinh hoạt, để cho tinh thần được nghỉ ngơi, sống chậm lại và ngắm nhìn cuộc sống xung quanh nhiều hơn.

tác nhân gây mất tập trung

6 tips nâng cao tập khả năng tập trung khi học tiếng Anh

Chia nhỏ quỹ thời gian khi học

Sau nhiều năm nghiên cứu, nhà tâm lí học Anders Ericssion đã chỉ ra rằng những người có năng suất làm việc cao nhất trong mọi lĩnh vực chỉ có thể tập trung cao độ và làm việc sâu trong khoảng thời gian là 2 tiếng đồng hồ.

Nói theo cách khác, sự tập trung của con người chỉ có thể duy trì tối đa không quá 2 giờ khi làm việc. Mặc dù thời gian học tập và làm việc của con người thường kéo dài hơn 2 tiếng nhưng hiệu quả sẽ bị giảm sút dần cả về mặt lượng và chất.

Chính vì thế, kể cả khi bạn có yêu thích việc học hay không thì cũng không nên học liên tục trong suốt mấy tiếng đồng hồ liền. Bởi ghi nhớ liên tục hết kiến thức này tới kiến thức khác trong nhiều giờ liền, bộ não sẽ rơi vào trạng thái quá tải, sinh ra cảm giác chán nản và không có hứng thú trong những lần học tiếp theo.

Thay vì ngồi liền tù tì 3-4 tiếng để học tiếng Anh, hãy chia nhỏ quỹ thời gian ấy ra bạn nhé! Bạn có thể học tiếng Anh trong khoảng 30 phút và học xen kẽ các khoảng thời gian khác nhau trong ngày. Và điều bạn cần làm trong khoảng thời gian đó chính là dồn hết sự tập trung vào bài học để có thể tối ưu hóa năng suất học tập nhé!

chia nhỏ quỹ thời gian học

Chọn thời điểm vàng để học tiếng Anh

Không phải cứ ngồi vào bàn học là kiến thức sẽ tự động đi vào não chúng ta ngay lập tức. Có một sự thật khá thú vị đó là tại các thời điểm khác nhau thì khả năng ghi nhớ của bộ não cũng sẽ khác nhau. Và các thời điểm đó được gọi là khung giờ vàng giúp việc học tốt hơn. Khung giờ vàng được chia như thế nào, các bạn có thể tham khảo dưới đây:

  • 4h30-6h: Học lý thuyết
  • 7h15-10h: Học các môn xã hội, văn học, ngôn ngữ
  • 15h-16h30: Học các môn tự nhiên yêu cầu suy luận, logic và tính toán
  • 19h45-23h: Học các môn yêu cầu tính toán, không phải nhớ nhiều.

Dựa vào các khung giờ trên, thì thời điểm thích hợp để học ngôn ngữ hay học tiếng Anh chính là vào buổi sáng. Đây cũng chính là lúc đánh thức các tế bào tư duy cũng như giúp chúng hoạt động hiệu quả hơn. Như đã đề cập ở trên, chúng ta không nhất thiết phải ngồi học liên tục mà nên đan xen khoảng giải lao để có thể vận động nhẹ nhàng cũng như giúp đôi mắt thư giãn sau một khoảng nhìn tập trung liên tục.

chọn khung giờ vàng để học tiếng Anh

Xem thêm: 4 bí kíp học từ vựng tiếng Anh siêu hiệu quả

Tránh xa những yếu tố gây xao nhãng

Đâu là những yếu tố gây xao nhãng trong quá trình học tiếng Anh, bạn đọc có thể tham khảo qua mục đầu tiên của bài viết này. Smartphone, máy tính, hay những quyển truyện, bộ phim vẫn còn dang dở,… sao bạn không thử gác chúng qua một bên. Nếu bạn vẫn còn phân vân không biết mình có nên để chúng gần bàn học hay không thì hãy cân nhắc xem liệu chúng có thực sự cần thiết trong lúc học hay không.

Khi bộ não không đạt được sự tập trung cao độ, chúng ta rất dễ phân tâm tới những thứ xung quanh, điển hình là việc điện thoại thông báo có tin nhắn mới–> tò mò–> check tin nhắn–> đọc thêm những tin tức xung quanh,… Quá trình ấy thường sẽ lặp đi lặp đi cho tới khi chúng ta nhận ra rằng khoảng thời gian vàng để học đã qua đi và chúng ta chưa làm được gì cả.

tránh xa những tác nhân gây xao nhãng

Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ trước khi ngồi vào bàn học

Dụng cụ học tập ở đây bao gồm những gì?

Mỗi người có không gian học tập khác nhau mà đồ dùng học tập cũng sẽ khác nhau ở một vài điểm: đó có thể là sách, vở, giấy, bút, ipad, laptop hoặc những vật dụng khác như nước, đồ ăn vặt. Hãy đảm bảo rằng trước khi ngồi vào bàn và bắt đầu học, bạn đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ, tránh việc phải đứng lên ngồi xuống để đi lấy thứ này hay thứ kia. Việc phải chạy đi chạy lại cũng sẽ mất kha khá thời gian cũng như nó cũng khiến sự tập trung của chúng ta giảm sút.

Bên cạnh đó, việc trang trí không gian học tập cũng như ghi bài vở một cách khoa học cũng tạo cho ta cảm giác hứng thú hơn khi ngồi vào bàn học và tiếp thu kiến thức mới. Cụ thể với việc học tiếng Anh, chúng ta có thể tự sáng tạo ra rất nhiều cách học khác nhau như học bằng flashcard, ghi chú từ vựng hoặc học bằng sơ đồ mindmap,…

chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập

Xem thêm: 6 bước để cải thiện việc học tiếng Anh trở nên hiệu quả hơn

Nói không với overthinking

Overthinking là một tình trạng khá phổ biển trong mọi giới, chứ không riêng gì giới trẻ ngày nay. Cụm từ Overthinking được hiểu là hành động suy nghĩ quá mức, nghiền ngẫm quá nhiều về mọi thứ xung quanh thậm chí đa phần là suy diễn theo hướng tiêu cực. Hội chứng suy nghĩ quá mức này thường bắt nguồn từ hội chứng giảm chú ý ở người lớn(ADHD) hay liên quan mật thiết tới các vấn đề tâm lý như sang chấn tâm lý, lo âu thường trực.

Overthinking thường đem tới cho ta cảm giác tiêu cực về mọi thứ mặc dù sự thật là không phải vậy. Đặc biệt là trong việc học tiếng Anh, bạn không nên dồn quá nhiều ý nghĩ tiêu cực hay chán nản trước lượng kiến thức khổng lồ mà mình phải học. Điều bạn cần làm là tìm cho mình phương pháp học đúng đắn, đi tìm người thầy hay bạn đồng hành trên chặng đường học của bản thân.

Tránh overthinking trong quá trình học

Tập trung cao độ

Nếu bạn đã hiểu và áp dụng thành công 5/6 tips mà Apollo vừa nêu trên, hãy tiến thẳng và áp dụng ngay tips thứ 6 vào con đường học tiếng Anh nhé!

Tập trung tưởng chừng là một hoạt động đơn giản nhưng để có thể tập trung cao độ xuyên suốt khoảng thời gian học tập là điều không dễ dàng. Theo nghiên cứu, chỉ có khoảng 2% dân số trên thế giới có thể hoàn thành 2 công việc cùng một lúc. Chính vì thế, nếu bạn không nằm trong top 2% đó thì cũng không nên ôm đồm quá nhiều việc cùng lúc.

Hãy chia thời gian sao cho hợp lý và hoàn thành nó với 100% sự tập trung. Thay vì làm 2 công việc cùng một lúc nhưng hiệu suất chỉ đạt một nửa, bạn hãy nghĩ tới việc làm từng việc để tối đa hóa năng suất của chúng nhé!

Tập trung cao độ khi học tiếng Anh

Lời kết

Dịch thuật Apollo hy vọng rằng qua bài viết này, mọi người sẽ tìm được những bí quyết để nâng cao sự tập trung của bản thân trong việc học tiếng Anh. Không chỉ dành riêng cho việc học tiếng Anh, mọi người có thể điều chỉnh việc áp dụng các tips trên trong việc học các môn khác hoặc các ngôn ngữ khác.

Apollo chúc mọi người áp dụng thành công!

Bạn cần hỗ trợ?