Dịch thuật nghe qua có vẻ là khái niệm khá trừu tượng. Bạn tò mò rằng để theo đuổi nghề dịch thuật hay trở thành một dịch thuật viên liệu có khó không và để bước chân vào nghề dịch thuật, bản thân cần phải có những yếu tố nào? Trong bài viết ngày hôm nay, Apollo sẽ cùng bạn giải đáp khái niệm về dịch thuật cũng như những yếu tố cần thiết để trở thành một dịch thuật viên nhé!
Mục lục
Dịch thuật là gì?
Để có thể giải thích cụ thể về dịch thuật, ta có thể cắt nghĩa dịch thuật thành: “dịch” có nghĩa là giải thích, diễn giải ngữ nghĩa; “thuật” có nghĩa phương pháp, kỹ thuật, cách thức. Vậy nên dịch thuật chính là cách thức để giải nghĩa từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Giúp người đọc, người nghe hiểu thông điệp mà tác giả muốn truyền tải mà vẫn đảm bảo được độ chính xác của nội dung.
Bản chất của dịch thuật
Dịch thuật được chia thành 2 công việc chính: Biên dịch và Phiên dịch.
- Biên dịch còn được gọi là dịch viết. Tính chất công việc của biên dịch ta có thể thấy ngay từ cái tên của nó. Hoạt động này chủ yếu làm việc với các văn bản, giấy tờ, tài liệu.
- Phiên dịch còn được gọi là thông dịch. Công việc của một phiên dịch viên chính là chuyển đổi ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích ngay tại thời điểm nói mà không làm mất đi ý nghĩa ban đầu. Yêu cầu phải có ở một phiên dịch viên chính là phản xạ nhanh, tư duy nhạy cũng như vốn kiến thức sâu rộng khi làm nghề.
Những yếu tố cần thiết khi theo đuổi nghề dịch thuật
Vốn ngoại ngữ
Việc thành thạo 2 ngôn ngữ(trở lên) là yếu tố căn bản mà một dịch thuật viên cần phải có. Nếu chỉ thành thạo duy nhất tiếng mẹ đẻ còn ngôn ngữ còn lại bạn chỉ có thể sử dụng ở mức căn bản, thì sẽ rất khó để bạn có thể theo đuổi nghề dịch thuật. Bên cạnh đó, khả năng sử dụng ngôn ngữ cũng tỉ lệ thuận với mức lương của dịch thuật viên. Và không chỉ riêng nghề dịch thuật mà nghề nào cũng vậy, khi bạn càng có kỹ năng thì mức lương và trách nhiệm của bạn càng lớn.
Bên cạnh khả năng sử dụng linh hoạt ngôn ngữ, bản thân dịch thuật viên cũng cần nắm chắc và hiểu rõ kiến thức chuyên môn về lĩnh vực họ đang làm. Ví dụ, nếu làm về mảng thương mại, chúng ta cần nghiên cứu các kiến thức chuyên môn về kinh tế. Hay phiên dịch bên mảng y học, bản thân dịch thuật viên cần nắm rõ các kiến thức về ngành này.
Kỹ năng tra cứu
Bên cạnh khả năng sử dụng linh hoạt ngôn ngữ, một dịch thuật viên cũng cần phải có năng lực tra cứu. Những chuyên ngành khác nhau sẽ có nguồn thuật ngữ khác nhau. Vậy nên rất có khả năng nhiều thuật ngữ chúng ta cảm thấy xa lạ và chưa bao giờ gặp. Khi rơi vào những trường hợp như vậy, dịch thuật viên rất dễ rơi vào thế bí. Để bản dịch không bị khuyết nghĩa hay ngắt quãng, dịch thuật viên có thể sử dụng các công cụ, phần mềm hỗ trợ dịch như Trados, DejaVu, Transit,… Ngoài những công cụ dịch trên, chuẩn bị một cuốn từ điển giấy hoặc từ điển online cũng là cách giúp chúng ta chuyển nghĩa mượt mà hơn.
Teamwork
Công việc nào cũng cần tới khả năng hoạt động đội nhóm và nghề dịch thuật cũng vậy. Dịch thuật không đơn thuần là mỗi người tự cầm tài liệu của mình về làm việc hay ngồi cùng khách hàng và phiên dịch cho họ. Ngoài thời gian làm việc cá nhân, nghề dịch thuật cũng yêu cầu kỹ năng teamwork. Trên thực tế, làm việc cùng nhau không chỉ giúp dịch thuật viên điều tiết được lượng công việc của bản thân mà còn có thể học hỏi lẫn nhau, cùng nhau chỉ ra và khắc phục những vấn đề thiếu sót và nâng cao năng lực của bản thân.
Năng lực dịch thuật
Với vốn kiến thức hiện có, bạn tự tin rằng khi cầm bản dịch trên tay, bạn có thể đọc và hiểu chính xác văn bản gốc. Hay khi nghe người khác nói, bạn có thể nghe hiểu tới 90% ý người ta muốn nói là gì. Nhưng tới phần diễn giải, giải thích sang ngôn ngữ đích, bạn lại không biết truyền tải ra sao hay cách diễn đạt của bạn chưa được trau chuốt. Điều đó đã thể hiện chính khả năng dịch thuật của bạn. Năng lực dịch thuật thường đi kèm với việc am hiểu ngôn ngữ dịch cũng như sử dụng linh hoạt tiếng mẹ đẻ.
Có khá nhiều cách để nâng cao năng lực dịch thuật. Đó chính là phải đọc nhiều, học nhiều và chăm chỉ thực hành. Nếu chọn mảng biên dịch, bạn có thể chọn viết blog, dịch sách hoặc viết ra những câu chuyện của riêng mình. Nếu chọn mảng phiên dịch, hãy nghe thật nhiều, nói thật nhiều cùng việc trau dồi kiến thức thường xuyên. Và quá trình để tích lũy kinh nghiệm khi làm nghề dịch thuật cũng không phải diễn ra trong đôi ba ngày. Thời gian sẽ được tính bằng tháng, thậm chí bằng năm.
Sử dụng công nghệ thông tin
Nghề dịch thuật bao gồm hai lĩnh vực: biên dịch và phiên dịch. Cả hai khía cạnh đều yêu cầu khả năng sử dụng công nghệ thông tin của dịch thuật viên ở một mức nhất định. Công việc của một dịch thuật viên không đơn thuần là thông dịch ngôn ngữ, bên cạnh đó, họ sẽ phải xử lý các file văn bản, biên tập bản dịch, sử dụng các công cụ hỗ trợ dịch hay các thiết bị trong quá trình làm việc.
Am hiểu tiếng mẹ đẻ
Tiếng mẹ đẻ của nước ta chính là tiếng Việt. Không ít người cho rằng mình học tiếng Việt từ nhỏ thì chắc chắn sẽ thành thạo tiếng Việt. Tuy nhiên sự thật chưa chắc đã phải vậy. Để có thể làm chủ cũng như thuộc nằm lòng một ngôn ngữ là điều không hề dễ dàng, cho dù đó là tiếng mẹ đẻ của bạn.
Trên thực tế, tiếng Việt phong phú hơn chúng ta nghĩ rất nhiều. Và để tìm hiểu cũng như áp dụng nhuần nhuyễn cũng phải mất khá nhiều thời gian.
Vậy nên để theo đuổi nghề dịch thuật và trở thành một dịch thuật viên giỏi, việc sử dụng tiếng Việt nhuần nhuyễn là điều cần thiết. Điều đó sẽ giúp chúng ta nâng cao khả năng dịch sát nghĩa cũng như văn phong của bản dịch được tự nhiên, mượt mà và lôi cuốn hơn.
Và để nâng cao vốn từ tiếng Việt, đọc các tác phẩm văn học hoặc nghiên cứu các từ vựng chuyên ngành chính là những việc làm cần thiết mà mỗi dịch thuật viên cần và nên làm.
Yêu nghề
Đây cũng là yếu tố chủ chốt để quyết định xem bản thân chúng ta có nên theo đuổi nghề dịch thuật hay không. Về cơ bản, nghề dịch thuật được đánh giá là một công việc không hề dễ và khá trừu tượng. Hai lĩnh vực: phiên dịch và biên dịch trong nghề dịch thuật, mỗi mảng lại có đặc điểm riêng. Việc tiếp xúc với con chữ hàng ngày không phải là công việc ai cũng có thể làm được.
Cùng với đó, nghề dịch thuật cũng là một nghề áp lực, có tính kỷ luật cao. Liên tục cập nhật các kiến thức mới cũng như cải thiện khả năng ngôn ngữ của bản thân. Các nghề khác nói chung và nghề dịch thuật nói riêng, chúng ta đều cần đặt cái tâm vào công việc. Vậy nên tình yêu với nghề rất quan trọng, nó sẽ giúp chúng ta duy trì được đam mê cũng như động lực để cống hiến và phát triển công việc.
Lời kết
Apollo mong rằng bạn đọc đã có cái nhìn rõ hơn về nghề dịch thuật cũng như để trở thành 1 dịch thuật viên cần những yêu cầu cơ bản nào. Để trở thành một dịch thuật viên cũng không hề đơn giản. Và nghề nào cũng vậy, đều có những yêu cầu nhất định đối với người trong nghề.
Tuy nhiên, nếu đã có đam mê và kiến thức nhất định về nghề dịch thuật, hãy cứ tìm hiểu và trải nghiệm.
Apollo chúc bạn sẽ có định hướng cũng như chọn được công việc phù hợp trong tương lai!
Bên cạnh đó, Apollo cũng là một công ty làm về dịch vụ dịch thuật có chất lượng hàng đầu tại Hà Nội. Nếu có nhu cầu dịch thuật, khách hàng chỉ cần gửi tài liệu qua địa chỉ mail: dichthuatapollohanoi@gmail.com
Hoặc liên hệ số hotline: 0989 586 626 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Ngoài ra quý khách hàng có thể đưa trực tiếp tài liệu tới địa chỉ: Số 343 Nguyễn Trãi-Thanh Xuân-Hà Nội.